Dị ứng thời tiết là do đâu? Xử trí dị ứng thời tiết thế nào?
Hiện nay, dị ứng thời tiết là bệnh lý rất thường gặp. Các triệu chứng dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa. Dù bệnh lý không ảnh hưởng nặng đến sức khỏe, tuy nhiên dị ứng thời tiết gây ra cảm giác khó chịu cho người mắc bệnh.
1. Dị ứng thời tiết là gì?
Hiện nay, dị ứng thời tiết là bệnh lý rất thường gặp trong đời sống hàng ngày. Dị ứng thời tiết thực chất là do thay đổi nhiệt độ nóng- lạnh hoặc độ ẩm ảnh hướng đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc hoặc là thay đổi nổng độ phấn hoa trong không khí. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có các biểu hiện như da mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay, và có các mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Một số trường hợp dị ứng thời tiết khác còn đi kèm theo các vấn đề hô hấp, mũi họng…khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
2. Nguyên nhân bị dị ứng thời tiết
Rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến dị ứng thời tiết. Từ đó sẽ xuất hiện các phản ứng dị ứng, sản sinh ra hàng loạt các kháng thể, chất hóa học trong cơ thể nhằm chống lại các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài, gây hại tới cơ thể. Cơ chế sản sinh histamine cũng là hoạt động quan trọng trong hệ miễn dịch cũng gây ảnh hưởng nhất định đến tình trạng dị ứng.
Người bị dị ứng khi tiếp xúc với các yếu tố bất lợi sẽ xuất hiện các triệu chứng dị ứng rất nhanh.
3. Triệu chứng dị ứng thời tiết
Khi những người có cơ địa dị ứng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài như thời tiết nóng, lạnh, phấn hoa, nước mưa… sẽ xảy ra những biểu hiện của dị ứng thời tiết như sau:
Phát ban: Ban xuất hiện trên bề mặt da với những mẩn đỏ, nhất là ở vùng tay, chân, kể cả ở mặt. Những ban này làm cho cơ thể có cảm giác ngứa, khó chịu dẫn đến động tác gãi càng làm cho những nốt mẩn đỏ này lan rộng hơn và thành từng đám nổi khắp bề mặt da.
Viêm mũi dị ứng: Triệu chứng này dễ gặp ở những người bệnh có cơ địa dị ứng. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt khó chịu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, mệt mỏi, kém tập trung… Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy khó chịu vùng mũi theo từng đợt, kéo dài khoảng từ 20-30 phút. Tùy thuộc vào mức độ dị ứng nặng nhẹ khác nhau mà tần suất xuất hiện các đợt viêm mũi dị ứng cũng khác nhau.
Nổi mề đay cấp tính: Đây là triệu chứng đặc trưng và cũng là triệu chứng nguy hiểm đối với bệnh dị ứng thời tiết nổi mề đay đã ở giai đoạn nặng. Nổi mề đay cấp tính là nổi mề đay khắp cơ thể một cách đột ngột khiến cơ thể rơi vào trạng thái khó thở, tụt huyết áp nhanh, sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong.
Chàm bội nhiễm: Các bệnh nhân sẽ có dấu hiệu dị ứng, nổi mẩn đỏ có thể kèm mụn nước li ti, chảy dịch vàng, có nhiều vảy gầu ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt. Mỗi đợt chàm bội nhiễm xuất hiện thường kéo dài và ảnh hưởng tới làn da của người bệnh. Để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và ngăn ngừa chàm bội nhiễm tiến triển nặng hơn, cần phải can thiệp sớm.
Khò khè, ho hoặc khó thở: Các triệu chứng thường tái diễn nhiều lần mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc chuyển mùa, cần đi khám sàng lọc phát hiện sớm hen phế quản để kiểm soát bệnh ổn định tránh chuyển nặng gây đe dọa tính mạng, đặc biệt hay gặp ở trẻ hoặc những người được chẩn đoán hen phế quản trước đó nhưng chưa kiểm soát bệnh tốt.
4. Nên làm gì khi bị dị ứng thời tiết?
Không thể chữa trị dứt điểm khi bị dị ứng thời tiết vì nó liên quan tới cơ địa và hệ miễn dịch của từng người. Sẽ có những trường hợp rất dễ bị dị ứng, nhưng cũng có những người không bị. Đối với người bị dị ứng chỉ có giải pháp điều trị theo từng đợt và hạn chế tiếp xúc với yếu tố thời tiết bất lợi.
Hiện nay, các chuyên gia khuyến khích phòng ngừa dị ứng đi kèm các biện pháp điều trị cắt cơn dị ứng ở mỗi đợt bùng phát.
5. Mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà đơn giản
Hầu hết các trường hợp bị nổi mề đay, mẩn đỏ do dị ứng thời tiết đều khá nhẹ nhàng. Do vậy mà chúng ta có thể khắc phục được bằng việc sử dụng nhiều biện pháp dân gian tại nhà:
Bổ sung vitamin C
Các chuyên gia y tế sức khoẻ khuyên nên sử dụng nguồn vitamin C tự nhiên, chúng xuất phát từ các loại trái cây và rau củ như súp lơ xanh, táo, cam, ớt chuông hoặc bưởi,… Bởi thực tế, vitamin C hạn chế những phản ứng miễn dịch gây ra bởi Histamin, sau đó anh thanh niên cấp màn chắn giúp bảo vệ sức khỏe khi trời đột ngột chuyển lạnh.
Sử dụng mật ong
Người bị dị ứng do yếu tố thời tiết có thể pha và uống một ly nước mật ong. Trên thực tế, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và đặc biệt là cải thiện sức đề kháng cơ thể ở người; hạn chế sự tấn công của các yếu tố gây kích ứng trên da.
Bên cạnh đó người bệnh cũng cần tránh hạn chế tiếp xúc với các tác nhân như phấn hoa, khói bụi, đồ uống có cồn, đặc biệt là khói thuốc lá có chứa Nicotin,… Đây là những chất có thể khiến tình trạng dị ứng của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, hãy bổ sung thật nhiều các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời hình thành thói quen nghỉ ngơi hợp lý, tạo lập thời gian biểu làm việc và luyện tập thể thao khoa học,…
6. Chữa dị ứng thời tiết bằng thuốc
Nếu sử dụng các biện pháp dân gian chữa trị ứng thời tiết mà không có hiệu quả, thì bệnh nhân không được chủ quan. Đặc biệt khi tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân cần tới các trung tâm y tế điều trị sức khỏe để có phác đồ điều trị kịp thời.
Thông thường, các bác sĩ sẽ là người trực tiếp chỉ định kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Một số loại thuốc Tây y có thể khắc phục và cải thiện tình trạng dị ứng do thời tiết là:
-
- Thuốc kháng Histamin (yếu tố gây ra các phản ứng miễn dịch). Đối với các triệu chứng bệnh thông thường, những cái tên được ưu tiên sử dụng là: Loratadin, Cetirizine,…
-
- Khi nhận thấy có dấu hiệu của mề đay và phù mạch, bác sĩ thường sẽ chỉ định thuốc điều trị là Prednisolone.
- Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng mề đay nặng, sẽ sử dụng thuốc kháng thụ thể H2 (cimetidin) hoặc sử dụng kết hợp thuốc kháng histamin và doxepin.
- Muốn hạn chế các triệu chứng kéo dài của bệnh, hoặc phòng ngừa bệnh, nên sử dụng thuốc Corticoid.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, muốn chữa dứt điểm dị ứng thời tiết, bệnh nhân cần kết hợp với một chế độ sinh hoạt hợp lý.
Nếu người bệnh chủ quan, tình trạng dị ứng có thể sẽ tiếp diễn và để lại nhiều khó chịu trong quá trình sinh hoạt. Vì thế khi đã can thiệp các biện pháp chữa trị tại nhà mà không khỏi, thì bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Liên hệ hotline 0566555999 để được tư vấn hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ:
Cơ sở 1: 162 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Cơ sở 2: 120 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 3: P5B5 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội (Đối diện trường tiểu học Đặng Trần Côn)