10 lợi ích tuyệt vời của việc đi bộ mỗi buổi sáng

Lối sống ít vận động khiến chúng ta dễ mắc nhiều bệnh tật. Trong khi đó, việc đi bộ buổi sáng hay bất kỳ thời điểm nào trong ngày sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, không giống với các bộ môn như yoga hay gym, đi bộ không đòi hỏi bạn phải có quá nhiều kỹ năng cũng như sự chuẩn bị. Vậy tác dụng cụ thể của đi bộ là gì?

1 – Đi bộ buổi sáng giúp tăng cường năng lượng cho một ngày mới

Khởi đầu ngày mới bằng việc đi bộ sẽ cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn trong suốt cả ngày. Điều đó lại càng đúng hơn khi bạn đi bộ ngoài trời, hòa mình vào không khí trong lành của buổi sớm.

    • Các nghiên cứu cho thấy, những người trưởng thành dành thời gian khoảng 20 phút đi bộ vào buổi sáng ngoài trời sẽ có nhiều năng lượng và sức sống hơn so với những người đi bộ 20 phút trong nhà.
    • Một nghiên cứu nhỏ khác cũng đã chỉ ra 10 phút đi cầu thang bộ sẽ cho bạn nhiều năng lượng và sự tỉnh táo hơn so với uống một tách cà phê vào buổi sáng. Thêm một thông tin thú vị rằng: cầu thang bộ chính là “khắc tinh” của béo phì. Việc lên xuống cầu thang sẽ giúp bạn đốt cháy calo nhiều hơn bạn nghĩ đấy.

2 – Tác dụng của đi bộ giúp cải thiện tâm trạng

Bạn thường xuyên dùng chocolate hay nhâm nhi vài ly rượu để giảm căng thẳng. Nhưng nếu dùng không đúng cách những thứ ấy lại gây ra những tác dụng không mong muốn. Trong khi đó, việc đi bộ buổi sáng lại có lợi ích tương tự mà không hề gây hại cho bạn. Một vài tác dụng đi bộ trong việc cải thiện tâm trang như:

    • Nâng cao sự tự tin
    • Giảm căng thẳng, lo lắng
    • Giảm mệt mỏi
    • Giảm triệu chứng trầm cảm hoặc nguy cơ trầm cảm

3 – Đi bộ buổi sáng là bạn đã tập thể dục đủ cho cả ngày

Một lợi ích của việc đi bộ nữa là hoạt động này đã giúp bạn hoàn thành việc hoạt động thể chất trong ngày.

Các hướng dẫn hoạt động thể chất cho người Mỹ khuyến nghị: người trưởng thành khỏe mạnh nên dành ít nhất 150 đến 300 phút tập thể dục cường độ vừa phải mỗi tuần. Vì thế bạn nên cố gắng đi bộkhoảng 30 phút mỗi lần cho 5 buổi sáng/tuần để đáp ứng được tiêu chí này nhé!

4 – Đi bộ giúp giảm cân hiệu quả

Giảm cân là phần thưởng xứng đáng cho những ai thường xuyên đi bộ buổi sáng. Các nghiên cứu cho thấy, khi bạn đi với tốc độ vừa phải trong 30 phút sẽ đốt cháy 150 calo. Ngoài ra, tốc độ đi 111 – 130 bước/phút phù hợp với những ai có ý định giảm cân. Nếu đặt ra mục tiêu như trên, lời khuyên dành cho bạn là hãy sắm một chiếc máy đếm bước chân để tiện theo dõi hơn.

5 – Tác dụng của đi bộ giúp quản lý sức khỏe tốt

Đi bộ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa và bảo vệ bạn khỏi những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

    • Nhiều nghiên cứu cho thấy, đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể giảm 19% nguy cơ mắc bệnh tim. Nếu bạn đang sống chung với bệnh tiểu đường thì đi bộ cũng có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Những người đi bộ thường xuyên cũng sẽ ít mắc các bệnh nhiễm khuẩn và cảm cúm hơn.
    • Đi bộ đúng cách kèm với việc hít thở không khí trong lành sẽ đưa lượng oxy cần thiết đến các tế bào nhiều hơn. Đồng thời, quá trình này cũng giúp loại bỏ độc tố gây hại cho cơ thể. Vì thế, đi bộ còn được cho là giúp nâng cao tuổi thọ nữa, điều này quả nhiên rất tuyệt vời đúng không?

6 – Đi bộ tăng sức bền cho cơ bắp

Lợi ích của việc đi bộ có thể giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp ở chân của bạn. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên đi bộ với tốc độ tăng dần từ vừa phải đến nhanh. Cố gắng thay đổi thói quen tập luyện của bản thân, chẳng hạn như đi cầu thang bộ, đi bộ lên và xuống ở những nơi có độ dốc hoặc đi ở một độ nghiêng nhất định trên máy chạy bộ. Nếu bạn muốn tăng cơ hơn nữa, hãy tập thêm các bài tập tăng cường ở chân như squats vài lần một tuần.

7 – Đi bộ có tác dụng cải thiện tinh thần

Đi bộ buổi sáng là phương thức hữu hiệu giúp tinh thần minh mẫn và tăng khả năng tập trung suốt cả ngày. Một nghiên cứu gần đây trên những người lớn tuổi cũng cho thấy rằng, những người bắt đầu ngày mới bằng việc đi bộ đã cải thiện khả năng nhận thức của họ hơn so với người ít vận động.

Noài ra, khi đang gặp sự bế tắc trong một vấn đề nào đấy, bạn nên đi bộ. Đặc biệt là đi lùi. Bởi lẽ đi bộ cũng có thể giúp bạn tư duy sáng tạo hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng đi bộ mở ra một luồng ý tưởng dồi dào. Điều này có thể giúp bạn giải quyết vấn đề tốt hơn so với khi bạn ngồi yên một chỗ.

8 – Đi bộ buổi sáng giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm

Đi bộ còn mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Năm 2017, một nghiên cứu nhỏ quan sát những người lớn tuổi từ 55 đến 65 đang phải vật lộn với giấc ngủ vào ban đêm hoặc đang bị chứng mất ngủ nhẹ đã diễn ra. Kết quả là những người tập thể dục hoặc đi bộ vào buổi sáng so với buổi tối có chất lượng giấc ngủ tốt hơn vào ban đêm.

9 – Đi bộ buổi sáng giúp tiêu hóa tốt

Đi bộ vào mỗi buổi sáng cũng giúp cải thiện hoạt động của dạ dày. Từ đó giúp hệ tiêu hóa của bạn làm việc được đều đặn, thường xuyên hơn. Cũng chính vì lẽ đó mà đối với các bệnh nhân trải qua phẫu thuật dạ dày, bác sĩ sẽ yêu cầu họ đi bộ để khuyến khích hoạt động của hệ tiêu hóa.

10 – Đi bộ là lựa chọn lành mạnh hơn trong suốt cả ngày

Bắt đầu ngày mới bằng việc đi bộ là cách để bạn có những sự lựa chọn lành mạnh hơn trong suốt cả ngày. Sau khi đi bộ, bạn có thể cảm thấy bản thân tràn đầy năng lượng và ít thấy buồn ngủ hơn.

Khi năng lượng trong cơ thể giảm xuống hoặc thấy mệt mỏi, bạn thường có xu hướng “kết thân” với đồ ăn nhẹ để bù lại nguồn năng lượng bị hao hụt. Việc đi bộ vào buổi sáng có thể truyền cho bạn nguồn cảm hứng để đưa ra lựa chọn về một bữa trưa và bữa ăn nhẹ lành mạnh vào buổi chiều.

Hãy để đi bộ buổi sáng trở thành một phần trong thói quen của bạn

Đi bộ vào buổi sáng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do đó bạn còn chần chờ gì mà không biến nó thành thói quen hằng ngày. Bạn có thể bắt đầu bằng việc:

    • Chuẩn bị quần áo đi bộ từ đêm hôm trước. Xếp tất và giày thể thao cạnh cửa để bạn không phải đi tìm chúng vào buổi sáng.
    • Cố gắng đặt báo thức sớm hơn 30 phút so với giờ thức dậy bình thường để bạn có thể đi bộ ít nhất 20 phút vào buổi sáng. Bạn có thể đi ra công viên hoặc đi bộ trong con hẻm của khu phố.
    • Bạn cũng có thể rủ một người trong gia đình hoặc hàng xóm để cùng đi bộ vào buổi sáng. Trò chuyện và dạo bộ cùng nhau sẽ cho bạn thêm động lực.
    • Nếu bạn không có nhiều thời gian vào buổi sáng, hãy cân nhắc việc đi bộ từ nhiều khía cạnh khác nhau. Gợi ý là bạn có thể gửi xe xa nơi làm việc để có cơ hợi đi bộ hoặc thử xuống xe buýt trước một hoặc hai trạm, sử dụng thang bộ bất cứ khi nào có cơ hội thay vì thang máy.

Những lưu ý khi đi bộ buổi sáng

Nếu đã lâu bạn không đi bộ, bạn nên bắt đầu từ từ. Sau đó hãy tăng dần độ dài và tốc độ đi bộ của bạn. Ngoài ra, dưới đây là một lưu ý bạn cần biết về cách bắt đầu và cách chuẩn bị cho việc đi bộ.

    • Khởi động trước khi đi bộ: Bạn có thể bắt đầu từ từ, thực hiện một vài động tác khởi động và vươn vai trước. Đừng đi bộ ngay sau khi bạn ăn quá no.
    • Xây dựng kế hoạch luyện tập: Bạn có thể bắt đầu với 20 phút đi bộ sau đó tăng dần lên. Để hình thành thói quen đi bộ buổi sáng, hãy cố gắng đi bộ ít nhất 3 lần/tuần.
    • Chú ý kỹ thuật: Hãy đi bộ với tốc độ ổn định, vung tay tự do và đứng thẳng hết mức có thể. Hoạt động bàn chân nên bước theo động tác lăn từ gót chân đến ngón chân.
    • Giày và tất chuyên dụng: Bạn hãy chọn những loại tất/ vớ cotton dày và thoải mái. Tốt nhất là những đôi giày vừa phải, thoải mái và nhẹ với sự hỗ trợ.
    • Hãy luôn mang theo bình nước: Bạn cần uống nước trước và sau khi đi bộ. Mang theo nước khi đi bộ, đặc biệt là khi thời tiết ấm áp.
    • Hạ nhiệt: Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ hạ nhiệt sau một thời gian dài đi bộ nhanh. Thực hiện một vài bài tập kéo giãn.
    • Bổ sung năng lượng: Sau khi đã vận động, hãy chắc chắn rằng bạn có một bữa sáng lành mạnh, đồng thời uống bổ sung nhiều nước.

Việc bắt đầu ngày mới bằng hoạt động đi bộ buổi sáng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn trong suốt cả ngày, tâm trạng và tinh thần cũng được cải thiện hơn. Đặc biệt là bạn sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm. Ngoài ra, bạn đừng quên mang theo nước uống bên mình trong suốt buổi đi bộ nhé!

——————————————————————————————————

Liên hệ hotline 0961.940.920 hoặc 0902.67.0088 để được tư vấn hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ:

Cơ sở 1:  162 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Cơ sở 2: 118 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3: P5B5 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội (Đối diện trường tiểu học Đặng Trần Côn)

Mẹ bầu bị cảm ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?

Cảm cúm xuất hiện với đặc trưng thời tiết giao mùa thường gặp ở mọi người và cả phụ nữ khi mang thai. Đặc biệt, khi mang thai, những thay đổi về nội tiết làm cho hệ miễn dịch suy yếu càng khiến chúng ta lo ngại nhiều hơn về ảnh hưởng của bệnh đối với hai mẹ con.

Một số nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho thấy, những người phụ nữ bị cảm lạnh hoặc cúm trước hoặc trong khi mang thai có nhiều khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh.

1 – Cảm cúm là gì?

Cảm cúm là bệnh do nhiễm virus cấp tính đường hô hấp gây ra. Thường thì cúm A với 15 kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (H1-H15) và 9 kháng nguyên trung hòa N (N1-N9).

Ở phụ nữ mang thai, khi mắc cúm thường nặng kéo dài hơn người bình thường. Trung bình đối với người bình thường, bệnh cúm thường kéo dài từ 3 – 4 ngày. Nhưng đối với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn vài ngày (từ 7-10 ngày).

Bệnh cúm tiến triển nặng có thể gây viêm phổi cho thai phụ. Tình trạng viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn người thường do họ có nhu cầu oxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi. Thậm chí có thể gây tử vong do biến chứng gây ra.

2 – Nguyên nhân khiến mẹ bị cảm

Nguyên nhân chủ quan

Khi mang thai, nội tiết tố của chị em thay đổi dẫn đến hệ miễn dịch trở nên yếu hơn. Cơ thể của bà bầu trở nên nhạy cảm khi bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh.

Nguyên nhân khách quan

Do sự thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường sống xung quanh cũng khiến cho cơ thể mẹ dễ bị tấn công bởi tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra, nếu như mẹ bầu tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm trong thời gian này thì cơ thể cũng có thể bị lây nhiễm chéo. Do virus gây cảm cúm từ nước bọt và đờm của người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác.

Với những người bình thường hoàn toàn khỏe mạnh, sức đề kháng tốt có thể chống lại những tác nhân lây truyền này. Tuy nhiên với cơ thể nhạy cảm, sức đề kháng kém của bà bầu thì rất dễ bị lây nhiễm.

3 – Dấu hiệu thường gặp khi mẹ bầu bị cảm

Một số dấu hiệu để nhận biết cảm cúm ở mẹ bầu như:

    • Ho khan
    • Sốt khi mang thai, từ từ rồi đến sốt cao
    • Viêm họng
    • Cảm thấy ớn lạnh
    • Đau cơ nghiêm trọng hoặc cơ thể
    • Đau đầu
    • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
    • Tình trạng mệt mỏi kéo dài.

Những triệu chứng của cúm thường xảy ra nhanh chóng và có thể tiến triển nặng. Trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu được khuyến cáo không nên sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh để tránh nguy cơ gây sảy thai, nhiễm độc thai nghén và các di chứng, dị tật thai nhi sau này.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có nguy cơ bị biến chứng do cúm thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus, một số thuốc kê đơn trị triệu chứng và biến chứng.

4  – Mẹ bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bệnh cảm có nhiều thể gây bệnh khác nhau nên không phải mẹ bầu cứ mắc bệnh là gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Tuy nhiên, vẫn có thể xuất hiện một vài nguy cơ có hại đối với em bé:

Thai nhi bị dị tật

Khi mẹ mắc cúm (nhất là trong vòng 13 tuần đầu của thai kỳ), thai nhi có nguy cơ mắc một số dị tật như hở hàm ếch, tim bẩm sinh…

Nguy cơ mắc bệnh tự kỷ

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thai nhi có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ tăng 34% khi người mẹ bị sốt trong tam cá nguyệt thứ nhất và 40% khi bị sốt trong tam cá nguyệt thứ hai.

Nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng

Mức độ phơi nhiễm của người mẹ đối với virus và vi khuẩn trong khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến môi trường trong cơ thể. Vì vậy mà bé sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng khi còn nhỏ.

Sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non

Ngoài việc làm cho thai nhi có nguy cơ bị dị tật, độc tính của virus khi kết hợp với sốt cao cũng có thể kích thích tử cung co bóp. Điều này dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

5 – Mẹ bầu bị cúm nên làm gì?

Nên đi khám bác sĩ

Nếu như mẹ ho dai dẳng và có cảm giác mệt mỏi đến mức không thể nhấc nổi người hoặc bị sốt cao thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để kịp thời điều trị. Một số bệnh nhân nếu bị thở dốc hoặc cảm thấy hoa mắt chóng mặt thì cũng nên đi khám ngay.

Không tự ý mua thuốc 

Nhiều mẹ cho rằng bị cảm cúm là căn bệnh thường xuyên rất hay gặp phải, không cần phải đi khám bác sĩ mà tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà. Tuy nhiên, điều này có thể khiến cho các mẹ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Bạn không nên tự ý mua thuốc khi chưa có sự tham khảo ý kiến từ các bác sĩ hay dược sĩ. Bởi vì rất nhiều thành phần trong thuốc có thể gây nguy hại cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Nếu mẹ muốn giảm đau nhức, khó chịu do ho, cảm cúm thì có thể dùng thuốc trị cảm chuyên dùng cho bà bầu.

Bạn nên tránh tuyệt đối aspirin vì loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ của mẹ. Ibuprofen, codeine và các loại thuốc giảm đau khác, mẹ bầu cũng tuyệt đối không được sử dụng trong thời kỳ mang thai.

Dùng nước ấm vệ sinh cơ thể – Xông mũi ngay khi có dấu hiệu cảm

Bị cảm khi mang thai mẹ bầu không nên tắm nước lạnh vì có thể khiến tình trạng cảm cúm nặng hơn. Thay vào đó, các mẹ nên dùng nước ấm để lau người, vệ sinh vùng kín. Mẹ có thể tắm nước ấm pha với vài giọt tinh dầu tràm và tắm

Ngoài ra, mẹ có thể dùng một số loại lá có chứa tinh dầu như: lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô đem nấu sôi với nước sạch. Tiếp theo, mở hé nắp nồi nước xông, ghé mặt hít hơi nóng bay lên. Nó sẽ giúp mẹ bầu bớt nghẹt mũi.

Giữ ấm cơ thể – Ngủ sớm và đủ giấc 

Mẹ bầu cần lưu ý giữ ấm cơ thể để tránh các triệu chứng của cúm trở nên tồi tệ hơn. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để mẹ bầu có thể lấy lại năng lượng và hệ miễn dịch hoạt động tốt, chống lại bệnh tật.

Súc miệng bằng nước muối ấm – Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý NaCl 0,9% có tác dụng vệ sinh, đẩy chất nhầy, virus và vi khuẩn ra khỏi mũi. Vì thế mẹ nên sử dụng dung dịch này để rửa và vệ sinh mũi hàng ngày nếu bị cảm.

Ngoài ra, mẹ cũng nên súc miệng bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.

Thoa dầu tràm dưới mũi

Để mở rộng đường thở và thông mũi, mẹ nên sử dụng những loại dầu như dầu tràm. Chú ý là chỉ thoa một lượng nhỏ ở dưới cánh mũi.

Dùng khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài

Để bảo vệ sức khỏe và tránh lây nhiễm cúm trong quá trình mang thai, khi đi ra ngoài mẹ bầu nên đeo khẩu trang cẩm thận. Việc đeo khẩu trang còn giúp cho mẹ bầu hạn chế tình trạng gió, bụi, nước mưa tạt vào mặt khiến tình trạng cảm cúm ngày càng trở nên nặng nề hơn.

6 – Biện pháp phòng ngừa cảm cúm hiệu quả cho mẹ bầu

Tiêm phòng vacxin cảm cúm trước khi mang thai

Để phòng tránh tình trạng bà bầu bị cảm lạnh thì việc tiêm phòng cúm là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Tiêm vắc xin sẽ giúp mẹ và bé khỏe hơn trong suốt thời kỳ mang thai.

Rửa tay sạch sẽ, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng – Hạn chế tối đa việc tiếp xúc nơi đông người

Nên rửa tay sạch sẽ bởi cảm cúm có thể lây lan bằng tay khi sử dụng chung đồ dùng với người bị bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần tuân thủ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước ấm hoặc sử dụng chất rửa tay có chất cồn.Các virus gây cảm cúm có thể lây lan qua không khí hoặc khi tiếp xúc, nói chuyện.

Dinh dưỡng đa dạng, đủ chất

Bị cảm khi mang thai mẹ bầu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng. Ăn uống đủ chất, bổ sung thêm các loại trái cây họ cam, quýt để tăng sức đề kháng, chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn.

Mẹ bầu cũng nên lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp để nâng cao thể trạng.

——————————————————————————————————

Liên hệ hotline 0961.940.920 hoặc 0902.67.0088 để được tư vấn hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ:

Cơ sở 1:  162 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Cơ sở 2: 118 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3: P5B5 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội (Đối diện trường tiểu học Đặng Trần Côn)

Quai bị – Bệnh truyền nhiễm với nhiều biến chứng nguy hiểm

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên và lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy ở trẻ nhỏ vào mùa đông xuân. Hiện bệnh quai bị chưa có thuốc trị đặc hiệu nhưng bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nó có thể để lại các biến chứng nguy hiểm.

1 – Nguyên nhân của bệnh quai bị

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxovirus gây nên. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng tập trung nhiều nhất là ở trẻ từ 6 đến 10 tuổi. Tỉ lệ trẻ nam mắc quai bị nhiều hơn nữ.

Cao điểm mắc bệnh là vào mùa đông xuân. Bệnh có thể lây từ người nhiễm bệnh sang người khác chủ yếu qua đường hô hấp. Các giọt nước nhỏ trong hơi thở người bệnh chứa virus phát ra khi nói chuyện, ho, hắt hơi,… Có thể sống và gây bệnh bay lơ lửng trong không khí nhiều giờ. Nếu gặp gió có thể phát tán xa hơn.

2 – Triệu chứng bệnh quai bị

    • Đau góc hàm là triệu chứng điển hình của quai bị.
    • Khởi đầu triệu chứng bệnh quai bị không đặc hiệu như sốt nhẹ, đau người, kém ăn. Vì vậy, người bệnh có thể nhầm lẫn một với số bệnh khác mà không chú ý kiêng cữ, khiến cho bệnh nặng hơn.
Sau 48h thì bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khác như:
    • Sưng to vùng mang tai. Có thể sưng 1 bên hoặc 2 bên và thường cách nhau vài ngày. Đây là dấu hiệu đặc trưng của quai bị.

    • Đau họng, và đau góc hàm.
    • Sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn.
    • Đau cơ, mệt mỏi toàn thân
    • Sợ gió, sợ ánh sáng.
Để xác định chắc chắn, bạn nên đi làm xét nghiệm virus hoặc xét nghiệm các kháng thể. Xét nghiệm quai bị được thực hiện với mục tiêu:
    • Chẩn đoán một người đã từng nhiễm quai bị hay chưa
    • Chẩn đoán người bệnh có đang nhiễm virus gây bệnh hay không
    • Xác định khả năng miễn dịch của cơ thể với virus quai bị
    • Theo dõi tiến triển của bệnh để tìm phương pháp điều trị thích hợp.

3 – Biến chứng của bệnh quai bị

    • Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: tinh hoàn sưng to, đau, viêm và sốt kéo dài => tinh hoàn teo dần và giảm số lượng tinh trùng => có thể dẫn đến vô sinh.
    • Viêm buồng trứng: biểu hiện đau bụng, rong kinh. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, nếu mắc quai bị có thể bị sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu trong ba tháng đầu thai kỳ.
    • Nhồi máu phổi: có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.
    • Viêm não, viêm màng não.

Đặc biệt, bệnh quai bị ở người lớn thường có nguy cơ nặng và có nhiều biến chứng hơn trẻ em.

4 – Điều trị bệnh quai bị

Quai bị là bệnh lành tính. Sau khi được bác sĩ thăm khám, hướng dẫn sử dụng thuốc và cách chăm sóc thì có thể được điều trị tại nhà.

Khi chăm sóc người bệnh mắc quai bị cần lưu ý một số điểm sau đây:

    • Người bệnh cần cách ly và nên nghỉ ngơi tại giường.
    • Uống nhiều nước nhưng không nên uống nước ép trái cây có vị chua vì nó chứa nhiều thành phần axit, gây kích thích các tuyến mang tai, tạo nhiều nước bọt và gây đau nhiều hơn.
    • Hạn chế thức ăn có chứa thành phần nếp (xôi, bánh chưng…) vì chúng có thể làm cho vùng hàm trở nên sưng to hơn.
    • Nên chọn thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt, hạn chế nhai nhiều.
    • Kiêng nước lạnh và ra gió để tránh làm cho vùng quai bị bị sưng to và nặng hơn và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
    • Có thể bổ sung vitamin C để nâng cao khả năng miễn dịch.
    • Có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt thành phần Paracetamol khi có các triệu chứng sốt cao > 38,5 độ C hay khi đau nhiều ảnh hưởng tới ăn uống và giấc ngủ.
    • Có thể dùng bài thuốc dân gian dùng rượu hạt gấc bôi vào vùng bị sưng có tác dụng làm giảm triệu chứng sưng đau.

Theo dõi trẻ thường xuyên để phát hiện sớm các biến chứng.
    • Cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế nếu trẻ có biểu hiện sưng đau tinh hoàn, đau bụng, buồn nôn, đau nhức đầu, lơ mơ, co giật, có bất thường ở mắt, tai và các cơ quan khác.
    • Khi trẻ bị viêm tinh hoàn, cho trẻ mặc quần lót chặt để treo tinh hoàn.
    • Sử dụng các thuốc corticoid như Dexamethasone, Prednisolon theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau, chống viêm cho trẻ.

5 – Phòng ngừa bệnh quai bị

Biện pháp ngăn ngừa bệnh quai bị có hiệu quả nhất là tiêm vaccine quai bị. Vaccine quai bị có thể ở dạng đơn độc hoặc dạng phối hợp vaccine sởi – quai bị – rubella. Vaccine có thể tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn chưa có miễn dịch. Đặc biệt là những người có nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh cao như người làm việc trong các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học; người làm việc trong các cơ sở y tế.

Vaccine quai bị được kết hợp cùng với sởi và rubella nên hiệu quả bảo vệ bệnh chỉ rơi vào khoảng từ 90 – 95%. Tuy nhiên người bệnh sẽ bị bệnh nhẹ hơn và thời gian mắc bệnh ít hơn nếu đã được tiêm phòng vắc xin, do trong cơ thể đã tạo sẵn kháng thể phòng bệnh.

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp người bệnh, không ăn uống chung hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh.

——————————————————————————————————

Liên hệ hotline 0961.940.920 hoặc 0902.67.0088 để được tư vấn hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ:

Cơ sở 1:  162 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Cơ sở 2: 120 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3: P5B5 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội (Đối diện trường tiểu học Đặng Trần Côn)

Cách hạ sốt cho bé nhanh và an toàn ba mẹ nên biết

Sốt là một hiện tượng rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ khiến nhiều ba mẹ rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng. Nhà thuốc Quốc Anh xin chia sẻ với ba mẹ những cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ mà vẫn đảm bảo an toàn nhé!

1 – Sốt là gì?

Sốt là tình trạng thân nhiệt bỗng nhiên tăng lên ở mức cao hơn bình thường. Bản thân sốt không phải là một bệnh. Nó chỉ là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại nhiễm trùng.

2 – Trẻ bị sốt do đâu?

Hầu hết các trường hợp trẻ bị sốt xuất phát từ những nguyên nhân sau:

    • Mắc một số bệnh như: viêm phổi, cảm lạnh, sốt xuất huyết, sốt virus, viêm dạ dày,…
    • Bị nhiễm trùng ở một bộ phận nào đó của cơ thể.
    • Sốt sau khi tiêm chủng.
    • Tăng thân nhiệt do mọc răng.
    • Tác dụng phụ do một số loại thuốc mà trẻ đang sử dụng gây ra.

3 – Cách xác định trẻ bị sốt

Muốn xác định con có bị sốt hay không để áp dụng cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ, trước tiên cha mẹ cần đo nhiệt độ cho trẻ:

    • Vị trí đo nhiệt độ: hậu môn, nách, trán, tai, miệng. Mặc dù đo ở hậu môn và miệng dễ chính xác hơn nhưng trước và sau khi sử dụng cha mẹ cần vệ sinh nhiệt kế thật sạch sẽ.  Đồng thời phải thành thạo cách đo ở những vị trí này để không khiến trẻ khó chịu. Nếu đo ở miệng, tuyệt đối không được dùng nhiệt kế thủy ngân vì nếu nhiệt kế vỡ sẽ vô cùng nguy hiểm.
    • Nhiệt độ đo được ở nách thường thấp hơn so với nhiệt độ đo được ở hậu môn khoảng 0.5 độ C. Nếu đo bằng nhiệt kế thủy ngân cần kẹp 5 – 7 phút.

Tiếp sau đó, cha mẹ cần quan sát trẻ, các dấu hiệu cho thấy trẻ bị sốt thường là:

    • Trẻ dễ cáu gắt, quấy khóc nhiều.
    • Mệt mỏi, cơ thể ra nhiều mồ hôi.
    • Thở gấp, có biểu hiện lơ mơ.
    • Bỏ bú, uống ít nước, bỏ ăn.
    • Li bì.

4 – Các cách hạ sốt nhanh cho trẻ

Mặc dù sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhưng nó cũng là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, việc tìm cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ luôn cần thiết. Mặt khác, khi sốt, trẻ thường cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Nếu hạ sốt đúng cách, cha mẹ sẽ giúp con sớm trở lại với trạng thái hoạt động thường ngày.

Đặc biệt, khi bị sốt, trẻ còn dễ phải đối mặt với những triệu chứng ngu

Dưới đây là một số cách hạ sốt an toàn cho bé ba mẹ nên tham khảo:

Uống nước nhiều

Đây là cách hạ sốt rất đơn giản và nhanh chóng. Khi trẻ bị sốt tức là thân nhiệt tăng cao nên càng dễ bị mất nước. Khuyến khích bé uống nước càng nhiều tức là cha mẹ càng sớm giúp con hạ được thân nhiệt.

Để cung cấp nước cho cơ thể của trẻ, mẹ có thể cho trẻ uống sữa hoặc bú nhiều hơn. Cho bé ăn các món ăn dạng lỏng, uống dung dịch điện giải theo liều lượng khuyến cáo,… Nếu quá 1 giờ mà trẻ không muốn hoặc không thể uống nước thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa ngay để tìm nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả.

Cho trẻ mặc quần áo rộng và thoáng

Chú ý cho trẻ mặc quần áo thoáng và rộng cũng là một cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ. Có thể khi sốt trẻ sẽ cảm thấy lạnh nhưng nếu cho trẻ mặc nhiều quần áo sẽ càng khiến cho thân nhiệt tăng lên. Điều này khiến cho quá trình hạ thân nhiệt về mức bình thường rất khó diễn ra.

Nếu như khi bị sốt bé vẫn ăn uống, vui chơi và sinh hoạt như thường ngày thì cha mẹ hãy cho trẻ mặc quần áo rộng rãi để tỏa bớt nhiệt giúp cơn sốt được hạ xuống nhanh hơn.

Chườm và lau người cho trẻ bằng nước ấm

Thay vì cho trẻ tắm, cha mẹ hãy dùng nước ấm để chườm và lau người cho trẻ. Việc làm này không chỉ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn mà còn làm cho nhiệt độ cơ thể được giảm xuống. Khi nước ấm tiếp xúc với da sẽ xảy ra hiện tượng bốc hơi khiến cho mạch máu được giãn ra. Nhờ đó mà cơ thể được làm mát một cách hiệu quả.

Muốn giảm nhiệt nhanh, cha mẹ nên tập trung chườm ấm ở các vị trí: bẹn, nách, thái dương, trán. Việc làm này nên diễn ra khi trẻ thức và lau trong khoảng 15 – 20 phút cho đến khi thân nhiệt của trẻ trở về mức 37 độ C.

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Sử dụng thuốc hạ sốt là cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ khi thân nhiệt của trẻ ở mức từ 38.5 độ C trở lên. Các loại thuốc hạ sốt thường được dùng cho trẻ là:

    • Paracetamol: dùng cách nhau 4 – 6 giờ, không quá 5 lần/ 24 giờ. Liều lượng thuốc được tính theo cân nặng của trẻ.
    • Ibuprofen: dùng cách nhau mỗi 6 giờ, không nên sử dụng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi và dưới 5kg. Liều lượng thuốc cũng cần tính theo cân nặng của trẻ.

Việc sử dụng thuốc hạ sốt là cần thiết khi thân nhiệt đo được ở trẻ từ 38.5 độ C trở lên. Nhưng khi trẻ không còn dấu hiệu sốt thì tuyệt đối không được phép cho trẻ sử dụng. Cha mẹ cũng không được tự ý kết hợp hai loại thuốc này với nhau để hạ sốt nhanh cho trẻ vì nó dễ làm tăng nguy cơ dùng sai liều dẫn đến biến chứng ngoài ý muốn.

Đối với thuốc hạ sốt chứa thành phần aspirin, chuyên gia khuyến cáo nó có nguy cơ gây nên hội chứng Reye ở trẻ. Vì thế cha mẹ tuyệt đối không được cho trẻ sử dụng.

5 – Một số điều cha mẹ cần lưu ý khi hạ sốt cho con tại nhà

Những việc không nên làm
    • Không mặc nhiều quần áo hay đắp chăn khi thấy trẻ rét run. Điều này khiến cho thân nhiệt tăng lên, dễ dẫn đến co giật ở trẻ.
    • Không cho trẻ tắm nước lạnh hay dùng cồn lau mặt cho trẻ vì nó dễ làm cho thân nhiệt tăng cao hơn.
    • Tuyệt đối không đóng kín cửa phòng. Thay vào đỏ nên để phòng được thông thoáng, chỉ cần tránh cho gió không lùa vào phòng là được.
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi
    • Đã áp dụng cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ như đã nêu ở trên nhưng trẻ không có dấu hiệu hạ sốt hoặc cơn sốt ngày càng dày hơn.
    • Trẻ bị sốt trên 39 độ C và thời gian sốt từ 3 ngày trở lên.
    • Sốt kèm theo các biểu hiện: đau bụng, nôn nhiều, co giật, ho nhiều, đại tiện nhiều và phân lỏng, khó thở, bỏ ăn, li bì,…

Sốt ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân, không phải trẻ nào cũng giống nhau. Những cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Vì thế, cha mẹ cần ghi nhớ những trường hợp cảnh báo ở trên để đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

——————————————————————————————————

Liên hệ hotline 0961.940.920 hoặc 0902.67.0088 để được tư vấn hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ:

Cơ sở 1:  162 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Cơ sở 2: 120 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3: P5B5 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội (Đối diện trường tiểu học Đặng Trần Côn)

 

Nam sinh đau đầu, mờ mắt phát hiện u não 2,5 cm

Thường xuyên bị đau đầu, mờ mắt, nam sinh viên 21 tuổi đi khám phát hiện u não 2,5 cm. Bệnh nhân đã được phẫu thuật trong 2 giờ và không có biến chứng.

Ngày 14/2, ThS.BSCK2 Chu Tấn Sĩ, Trưởng Khoa Ngoại Thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết: Bệnh nhân N.T.T sau phẫu thuật đã đi lại, ăn uống bình thường, không có bất kỳ biến chứng hay yếu liệt cơ quan và đã xuất viện.

T đến bệnh viện khám vào khoảng đầu 2/2023. Anh có bệnh sử đau đầu đột ngột cách đó 3 tuần. Sau đó mắt trái tự dưng mờ, sụp một phần mi mắt, nhìn khác thường. Sau khám lâm sàng, các bác sĩ đã chỉ định cho T chụp CT và MRI. Kết quả cho thấy có xuất huyết não ở vùng trán bên trái, phát hiện u mạch máu thể hang. Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ khối u não.

“Mặc dù khối u của bệnh nhân là u lành nhưng có chèn ép, gây vỡ mạch máu não, có biến chứng xuất huyết và động kinh. Do đó, nguy hiểm đến sức khoẻ và cần được chỉ định phẫu thuật”, bác sĩ Tấn Sĩ cho biết.

Sau mổ não, bệnh nhân hồi phục nhanh và đi lại bình thường, không bị yếu liệt chức năng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Sau mổ não, bệnh nhân hồi phục nhanh và đi lại bình thường, không bị yếu liệt chức năng.
Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ca mổ được thực hiện trong 2 giờ do đường đi vào tiếp cận với khối u khá sâu, phức tạp, cách vỏ não 4-5 cm.

Theo bác sĩ Tấn sĩ, với độ sâu này, nếu mổ theo phương pháp cũ có thể để lại những hậu quả và di chứng, bệnh nhân có nguy cơ bị ảnh hưởng một số chức năng. Các bác sĩ đã tiến hành mổ mô phỏng trên máy tính, chọn đường đi, bóc tách các bó sợi thần kinh để đi vào khối u với mục tiêu tránh gây tổn thương các bó sợi thần kinh của bệnh nhân cao nhất. Cuộc mổ thực tế sau đó sử dụng thêm hệ thống định vị, dẫn đường (Navigation) và robot để tiếp cận khối u theo đúng cuộc mổ mô phỏng.

Các bác sĩ tiến hành mổ khối u cho bệnh nhân theo quan sát trên màn hình định vị. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Các bác sĩ tiến hành mổ khối u cho bệnh nhân theo quan sát trên màn hình định vị.
Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bản chất của u mạch máu là u mao mạch. Tổn thương nhiều hơn là u túi phình động mạch lớn và dị dạng động tĩnh mạch. Bệnh nhân được nhận định là u mạch máu thể hang.

Bác sĩ Tấn Sĩ cho biết thêm, nếu phát hiện trễ sẽ có nguy cơ xuất huyết tái phát. Bệnh nhân từng bị vỡ mạch máu nhỏ (mao mạch) gây đau đầu như búa bổ, dao đâm, chảy máu ít rồi sau đó giảm dần, mạch máu tan dần, nhưng có nguy cơ tái vỡ ở mạch máu lớn hơn. Nếu lần xuất huyết sau máu chảy nhiều, bệnh nhân sẽ có nguy cơ hôn mê. Tuy vậy, bệnh nhân còn trẻ, khỏe, không có bệnh lý nền kèm theo nên việc điều trị tương đối thuận lợi hơn so với những người cao tuổi có bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch…

Nguồn: Bình An (https://vnexpress.net/)

 

Cổ họng nổi hạt đỏ – Cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Cổ họng nổi hạt đỏ có thể chỉ là biểu hiện bình thường của bệnh viêm họng hạt. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nó cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư vòm họng. Nếu bạn thấy họng nổi hạt đỏ, đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

1 – Cổ họng nổi hạt đỏ là biểu hiện của bệnh gì?

Cổ họng là vị trí ngã ba giao giữa đường ăn và đường thở, trên thông với mũi, dưới thông với thực quản và thanh quản, do đó rất dễ bị tổn thương. Các triệu chứng xuất hiện ở cổ họng là dấu hiệu nhận biết sớm nhiều bệnh lý mà cơ thể đang mắc phải. Trong đó cổ họng nổi hạt đỏ là triệu chứng điển hình của nhiều bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm họng hạt, viêm amidan, áp xe thành họng,…

Cổ họng nổi hạt đỏ do bị viêm họng hạt

Thông thường, khi thấy cổ họng nổi hạt đỏ, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến bệnh viêm họng hạt. Xuất hiện hạt đỏ hoặc hồng ở niêm mạc họng, kích thước to, nhỏ khác nhau là triệu chứng điển hình của bệnh viêm họng hạt và viêm họng hạt ở lưỡi. Ngoài ra, người bệnh viêm họng hạt còn thấy xuất hiện các triệu chứng khác như sốt nhẹ, ngứa rát cổ họng, ho khan hoặc ho có đờm, đau họng, khó nuốt.

Cổ họng nổi hạt đỏ có thể là triệu chứng của bệnh viêm họng hạt

Viêm họng hạt gây nổi hạt đỏ ở cổ thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, có thể điều trị khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày. Điều quan trọng là bệnh nhân cần đi khám sớm và tuân thủ đúng phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ, tránh để bệnh diễn tiến nặng, gây biến chứng nguy hiểm.

Cổ họng nổi hạt đỏ do bị viêm amidan

Viêm amidan là bệnh thường gặp, đặc biệt ở độ tuổi từ 5 – 15 tuổi. Thông thường, nguyên nhân chính gây bệnh là do virus gây ra. Tuy nhiên trong một số trường hợp người bệnh có bệnh lý viêm họng hạt cũng sẽ dẫn đến viêm amidan. Viêm amidan do bị viêm họng hạt từ trước sẽ có biểu hiện điển hình là cổ họng nổi hạt đỏ, kèm theo các khối nhiệt, sưng amidan. Khi khối amidan bị tổn thương lâu ngày sẽ khiến hạt đỏ trong cổ họng bị mưng mủ và vỡ ra, xuất hiện triệu chứng ho ra máu hoặc khạc đờm có máu.

Khi bị viêm amidan kèm theo triệu chứng cổ họng nổi hạt đỏ thường không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu để tình trạng viêm, sưng tấy kéo dài sẽ khiến thanh quản bị ảnh hưởng nặng nề, gây tổn thương động mạch tại cổ và nhiều biến chứng khác.

Cổ họng nổi hạt đỏ do áp xe thành họng

Cổ họng nổi hạt đỏ cũng có thể là triệu chứng điển hình khi bạn bị áp xe thành họng. Tình trạng áp xe không chỉ gây đau họng nghiêm trọng, khiến cổ họng bị nổi hạt đỏ mà người bệnh còn luôn cảm thấy mệt mỏi, cứng quai hàm, hôi miệng, mất vị giác.

Áp xe thành họng cũng gây nổi hạt đỏ ở vòm họng

Nguy hiểm hơn, nếu không điều trị kịp thời, tình trạng áp xe trở nên nghiêm trọng ho hơn gây tình trạng khó thở, khí hàm, khó khăn khi nói chuyện. Ổ áp xe lan rộng còn có thể gây tử vong do vi khuẩn gây nhiễm độc nặng vào các bộ phận xung quanh, làm ngạt thở.

Cổ họng nổi hạt đỏ do ung thư vòm họng

Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư vòm họng thường không có biểu hiện đặc trưng, dễ lầm tưởng với bệnh viêm họng thông thường. Biểu hiện đầu tiên thường thấy là cổ họng nổi hạt màu đỏ, kèm theo đau rát họng, ho, cơ thể luôn mệt mỏi, suy nhược.

Ung thư vòm họng là bệnh lý nguy hiểm, diễn tiến nhanh và thầm lặng. Khi thấy cổ họng nổi hạt đỏ kèm ho nhiều và sụt cân không rõ lý do. Nếu người bệnh không đi khám bệnh sẽ rất nhanh chuyển sang giai đoạn di căn, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cổ họng nổi hạt đỏ do bị sùi mào gà

Sùi mào gà là bệnh xã hội, lây qua đường tình dục. Nguyên nhân chính gây bệnh là do quan hệ không lành mạnh, lây nhiễm virus HPV từ người bị bệnh sang người khỏe mạnh. Sùi mào gà thường gây ra các triệu chứng khó nuốt, cổ họng nổi hạt đỏ như chùm trứng cá. Trong hạt có chứa dịch, kích thước sẽ lớn dần lên gây khó khăn khi ăn uống và nói chuyện. Nếu để lâu, hạt sưng to và vỡ ra gây viêm loét, nhiễm trùng.

Cổ họng nổi hạt đỏ do sùi mào gà rất nguy hiểm. Hiện chưa có thuốc điều trị triệt để nên gần như không thể chữa khỏi bệnh.

2 – Cổ họng nổi hạt đỏ khi nào cần đi khám?

Khi thấy cổ họng nổi hạt, người bệnh thường hoang mang không biết nên xử lý như thế nào, có cần đi khám hay không. Theo các chuyên gia y tế, nổi hạt đỏ ở cổ họng là biểu hiện của các bệnh lý đường hô hấp, có thể là tình trạng nhẹ. Tuy nhiên cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu thấy nổi hạt đỏ ở họng, có thể kèm theo các triệu chứng viêm họng cơ bản như đau rát họng, ho; các hạt đỏ biến mất sau khoảng 3 – 5 ngày thì không cần quá lo lắng. Người bệnh có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng tại nhà.

Hình ảnh vòm họng nổi hạt đỏ

Ngược lại, nếu cổ họng nổi hạt kèm theo nhiều triệu chứng bất thường, các hạt ngày càng nhiều và kích thước có thể to dần lên, bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị. Các biểu hiện bất thường bao gồm:

    • Cổ họng nổi hạt kèm hôi miệng kéo dài.
    • Sốt cao, cơ thể luôn mệt mỏi, sụt cân không rõ lý do.
    • Cổ họng bị sưng kèm theo khó thở.
    • Đau rát cổ họng kèm theo ho ra mủ hoặc máu.

3 – Chăm sóc khi cổ họng nổi hạt đỏ

Khi thấy họng nổi hạt đỏ, người bệnh không nên quá lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều đầu tiên bạn cần làm là theo dõi trình trạng nổi hạt và các triệu chứng đi kèm. Nếu có các dấu hiệu nguy hiểm đã nói ở trên thì cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Song song với việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng có thể chăm sóc tại nhà để giảm triệu chứng của bệnh.

Đi khám khi cổ họng nổi hạt đỏ

Tình trạng nổi hạt đỏ ở cổ họng nếu kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như sốt cao, ho có mủ hoặc ho ra máu, khó thở, người bệnh cần đi khám sớm để các bác sĩ có thể chẩn đoán và lên phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Tùy vào từng nguyên nhân gây nổi nốt đỏ ở cổ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị.

Chăm sóc khi xuất hiện tình trạng cổ họng nổi hạt đỏ

Tình trạng nổi hạt đỏ ở cổ họng có thể điều trị được nếu tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng tại nhà. Các biện pháp chăm sóc bao gồm:

    • Súc họng, miệng bằng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm rất tốt. Khi cổ họng nổi hạt đỏ, người bệnh nên súc họng miệng bằng nước muối sinh lý ngày ngày 5 – 7 lần để loại bỏ tác nhân gây bệnh tồn tại trong cổ họng. Nên sử dụng nước muối ấm sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
    • Không dùng tay hay bất cứ vật dụng nào tác động vào vùng bị nổi hạt, tránh làm vỡ hạt gây tình trạng viêm, nhiễm trùng niêm mạc họng.
    • Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt: Tình trạng cổ họng nổi hạt đỏ thường kèm theo triệu chứng đau rát họng, khó nuốt. Người bệnh nên ăn các loại thức ăn dạng lỏng như cháo, súp hoặc nấu thức ăn mềm để dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
    • Không ăn đồ cay nóng, không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cafe; không ăn, uống đồ lạnh tránh làm tình trạng nổi hạt trở nên nghiêm trọng hơn.
    • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống đủ 2 lít nước trong ngày. Nên uống nước ấm.
    • Hạn chế la hét to hoặc nói quá nhiều.
Súc họng miệng bằng nước muối ấm để giảm nhẹ triệu chứng

4 – Biện pháp phòng tình trạng cổ họng nổi hạt đỏ

Nổi hạt đỏ ở cổ thông thường không quá nguy hiểm, có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên khi bị nổi hạt lại thường gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Ở một số người, tình trạng nổi hạt đỏ ở họng còn dễ tái đi tái lại nhiều lần. Chính vì vậy cần có các biện pháp phòng ngừa ngăn tình trạng nổi hạt đỏ ở cổ họng.

    • Duy trì sức khỏe răng miệng: Đánh răng, súc họng miệng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh ra khỏi vùng họng miệng, phòng bệnh về đường hô hấp hiệu quả.
    • Không hút thuốc lá, thuốc lào hoặc tránh xa nơi có khói thuốc lá, thuốc lào.
    • Luôn đeo khẩu trang tại nơi công cộng hoặc tại nơi ô nhiễm không khí, nhiều khói bụi.
    • Duy trì thói quen uống nước ấm, đặc biệt vào mỗi buổi sáng khi ngủ dậy để tăng đề kháng cho hệ hô hấp.
    • Tập thể dục, tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp
    • Hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn, đồ chiên, xào, rán; hạn chế dùng đồ uống có chứa chất kích thích; không ăn, uống đồ lạnh.

Cổ họng nổi hạt đỏ là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp. Tình trạng này thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu cho người bệnh. Do đó, nếu thấy xuất hiện tình trạng nổi nốt đỏ ở cổ họng, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị.

Nguồn: https://namhapharma.com/vi/

——————————————————————————————————

Liên hệ hotline 0961.940.920 hoặc 0902.67.0088 để được Nhà thuốc Quốc Anh tư vấn hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ:

Cơ sở 1:  162 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Cơ sở 2: 120 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3: P5B5 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội (Đối diện trường tiểu học Đặng Trần Côn)

Nhập viện trong tình trạng vỡ gan do dùng dây đai nịt bụng giảm cân

Người phụ nữ 39 tuổi ở Sóc Trăng không có bệnh nền, cơ thể khỏe mạnh nhưng do sử dụng dây đai nịt bụng giảm cân trong thời gian dài dẫn đến bị vỡ gan, xuất huyết ổ bụng.

Chiều 22/2, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Thanh Vũ Medic Bạc Liêu cho biết vừa can thiệp khẩn cấp cứu sống nữ bệnh nhân L.T.H.L (SN 1984, ngụ thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) bị vỡ gan, chảy máu ổ bụng, xuất huyết nội do sử dụng dây đai nịt bụng giảm cân.

Hình ảnh gan của bệnh nhân bị vỡ do dây đai nịt bụng giảm cân gây ra.  Xem thêm “Nhập viện trong tình trạng vỡ gan do dùng dây đai nịt bụng giảm cân”

Thường xuyên thức khuya và những tác hại khôn lường

Thường xuyên thức khuya là một thói quen không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những tác hại của thức khuya tới cơ thể như thế nào.

Sau một ngày làm việc mệt mỏi thì ban đêm là thời gian mà cơ thể nghỉ ngơi phục hồi lại sức khỏe và cân bằng các yếu tố trong cơ thể. Nhưng vì một nguyên nhân hoặc một thói quen nào đó mà chúng ta thường xuyên thức đêm ngủ không đủ giấc. Việc thức khuya thường xuyên có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và còn ảnh hưởng tới sắc đẹp. Đặc biệt với chị em phụ nữ.

1-Thức khuya làm giảm thị lực

Vào ban đêm là lúc mắt cần được nghỉ ngơi sau cả ngày làm việc. Khi chúng ta thức đêm có nghĩa là mắt phải tiếp tục làm việc. Với điều kiện không đủ ánh sáng, lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể. Nếu thức khuya mà làm việc cùng các thiết bị điện tử đòi hỏi mắt phải điều tiết và tiết ra các chất lỏng bôi trơn. Càng nhìn lâu cộng thêm ánh sáng không đáp ứng đủ, mắt càng phải tiết nhiều chất lỏng bôi trơn hơn. Và đó cũng là nguyên nhân khiến mắt bị khô, mỏi.

2-Gây đau đầu và suy giảm trí nhớ

Theo thống kê, tỷ lệ người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người không có thói quen thức khuya. Bởi vì thời gian buổi tối là lúc để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày. Nhưng khi chúng ta thức khuya, đã làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.

Mặt khác, khi thức khuya hoặc ngủ quá ít thì dễ bị đau đầu vào ngày hôm sau. Ngoài ra nếu thường xuyên thức khuya sẽ gây ra những dấu hiệu về rối loạn tâm thần như mất ngủ, lo âu, dễ cáu gắt, căng thẳng, đau đầu… Vì vậy nên ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày để giảm nguy cơ đau đầu, mệt mỏi và nhất là các biểu hiện của suy giảm trí nhớ.

3-Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch

Khi thức khuya cơ thể dễ bị thiếu năng lượng. Cơ thể mệt mỏi và làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Vì vậy những người thức khuya thường xuyên sẽ dễ bị mắc các bệnh do vi sinh vật gây nên như cúm, viêm nhiễm đường hô hấp…

4-Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Các tế bào niêm mạc dạ dày có thể tự tái tạo và hồi phục vào ban đêm trong khi ngủ. Việc thức khuya khiến cho các tế bào này không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu. Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều dẫn đến viêm loét dạ dày nếu tình trạng này kéo dài. Hoặc làm nặng hơn tình trạng bệnh nếu đã mắc bệnh trước đó rồi. Ngoài ra nếu thức để làm việc căng thẳng hay xem chương trình có tính chất kích thích cũng làm cho tình trạng bệnh lý dạ dày tá tràng nặng hơn.

5-Rối loạn nội tiết

Trong thời gian ngủ, cơ thể bài tiết ra hormone cân bằng giúp cơ thể tránh rơi vào trạng thái rối loạn nội tiết. Ở những người thường xuyên thức khuya hay ngủ không đủ giấc làm cho hormone bị thiếu hụt hay mất cân bằng. Ở phụ nữ những người thường xuyên thức khuya gây rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ u xơ tử cung,…

Sai lầm rước bệnh vào người khi thời tiết nồm ẩm

Mùa nồm là thời tiết đặc trưng của các tỉnh phía Đông Bắc Bộ nước ta. Trời nồm sẽ có những dấu hiệu nhận biết như đọng sương trên bề mặt tường, nền nhà, đồ nội thất… Vì vậy, thời tiết nồm ẩm khiến nhiều người khó chịu trong sinh hoạt cũng như sức khỏe. Đặc biệt là trong những ngày mưa phùn.

Theo chuyên gia, nền nhiệt ẩm thấp như hiện tại tạo điều kiện cho các virus gây bệnh đường hô hấp, sốt phát ban, sởi, thủy đậu, Rubella, cúm… phát triển.

Bên cạnh đó, các nấm mốc, vi nấm phát triển rất nhanh khi trời nồm ẩm. Chúng lơ lửng trong không khí, bám vào quần áo, sách vở, chăn chiếu… Khiến nhiều người rất dễ bị dị ứng, tái phát các cơn hen suyễn.

Ngoài ra, trời nồm làm cho mọi thứ trong nhà luôn trong tình trạng ẩm ướt, đồ ăn dễ bị ôi thiu, nấm mốc. Nếu không vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và bảo quản đồ ăn đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng ăn phải đồ ăn nhiễm khuẩn gây nên các bệnh về đường tiêu hóa, ngộ độc…

Dưới đây là một số sai lầm hay gặp khi thời tiết nồm ẩm làm gia tăng nguy cơ gây hại cho sức khỏe: 
1 – Dùng dụng cụ nhà bếp bị mốc để chế biến đồ ăn

Những ngày trời nồm, gần như nhà nào cũng trong tình trạng sàn nhà và tường “đổ mồ hôi”. Trong đó, các loại dụng cụ trong nhà bếp như thớt gỗ, thìa gỗ, đũa ăn cũng rất dễ bị bám mốc. Thậm chí sờ vào nhờn tay vì bị nhớt.

Lúc này thớt, đũa gỗ rất dễ đã bị vi khuẩn, nấm mốc tấn công. Do đó, nếu rửa không sạch thì nguy cơ nhiễm khuẩn từ những dụng cụ này là rất lớn.

Thớt, đũa gỗ rất dễ ẩm mốc gây nguy cơ nhiễm khuẩn

2 – Ăn các loại hạt bị mốc

Thời tiết ẩm ướt như hiện nay, các loại hạt, ngũ cốc như lạc, đậu tương, đậu xanh, ngô, hạt sen… Rất dễ bị lên mốc nếu không đậy kín hoặc bảo quản không đúng cách. Trong đó, lạc chiếm tỷ lệ mốc và chứa chất độc aflatoxin cao nhất. Đây là chất cực độc đối với sức khỏe con người. Chỉ với liều lượng rất nhỏ aflatoxin đã có thể gây ngộ độc cấp tính.

Ăn các loại hạt bị mốc dễ rước độc tố vào người.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người khi thấy các loại hạt đã bị mốc hoặc chớm mốc lại tiếc rẻ không vứt đi mà cố rửa sạch, loại bỏ phần mốc để tiếp tục sử dụng. Cách làm này là sai lầm vì chỉ loại bỏ được phần nấm mốc bên ngoài. Còn độc tố đã ngấm bên trong thực phẩm thì hoàn toàn có thể gây độc cho sức khỏe.

3 – Ăn thực phẩm để qua đêm bên ngoài

Theo ThS. BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, việc bảo quản thực phẩm không đúng cách trong thời tiết nồm ẩm dễ sinh ra các loại nấm mốc làm giảm chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm và gây độc.

Cụ thể, thời tiết nồm ẩm dễ làm thực phẩm nhanh hỏng, ôi thiu. Nhất là để qua đêm bên ngoài hoặc để từ sáng đến tối ngoài trời mà không đậy nắp cẩn thận. Khi đó, nếu vô tình ăn phải có thể dẫn đến tình trạng bị nhiễm khuẩn gây đau bụng, tiêu chảy. Thậm chí là ngộ độc thực phẩm.

4 – Mặc quần áo ẩm

Quần áo lâu khô, luôn trong tình trạng bị ẩm là nỗi ám ảnh của nhiều người mỗi khi trời nồm. Mặc quần áo bị ẩm không chỉ gây cảm giác bết dính, khó chịu mà còn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp do hít phải các loại vi khuẩn, nấm mốc bám vào sợi vải ẩm.

Mặc quần áo bị ẩm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp, viêm nhiễm nấm.

Bên cạnh đó, mặc quần áo bị ẩm còn dễ đẫn đến tình trạng dị ứng da, làm trầm trọng thêm các bệnh về da nếu đang có sẵn nền bệnh. Đặc biệt, đồ lót bị ẩm là một trong những nguyên nhân khiến cho nguy cơ mắc bệnh vùng kín gia tăng trong thời tiết nồm ẩm.

Làm gì để bảo vệ sức khỏe khi trời nồm ẩm ướt?

Với thời tiết mưa phùn, nồm ẩm như hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo, để giữ gìn sức khỏe tốt cho mọi người, cần tuân thủ một số việc làm sau:

1 – Cố gắng giữ nhà cửa khô ráo

Khi nhà bị “đổ mồ hôi” không nên lau bằng khăn ướt mà dùng khăn khô lau để lau, việc này giúp nhà khô ráo hơn. Nếu có điều kiện, nên sử dụng máy hút ẩm để tạo độ khô ráo trong nhà.

2 – Vệ sinh sạch sẽ, khô ráo đồ dùng, vật dụng trong nhà

Với những gia đình có trẻ nhỏ, những vật dụng trẻ hay tiếp xúc thường xuyên như bình sữa, đồ chơi, nôi ngủ, quần áo… Cần được giữ sạch sẽ, sấy khô để loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen phế quản cho trẻ.

Thường xuyên vệ sinh thảm, sofa, chăn gối để loại bỏ các nấm mốc. Sấy – là thật khô quần áo trước khi mặc để tránh nhiễm lạnh và mắc các bệnh về dị ứng, da liễu.

3 – Bảo quản thực phẩm đúng cách

Đồ ăn thừa cần bảo quản trong tủ lạnh. Các loại hạt cần bảo quản trong hộp kín, rau củ quả bảo quản trong tủ lạnh hoặc nơi khô ráo, tránh mọc mầm, biến chất tăng nguy cơ gây độc khi ăn.

Nguồn: Giáo dục Thủ đô

Cảnh báo nhập viện vì sử dụng sữa thô

Sử dụng sữa tươi chưa tiệt trùng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Năm 2014, Bộ y tế bang Kentucky (Mỹ) đã khuyến cáo người tiêu dùng về việc sử dụng sữa thô (sữa chưa tiệt trùng) sau khi nhận được báo cáo 4 trẻ em phải nhập viện do tiêu thụ loại sản phẩm này.

Vậy sữa chưa tiệt trùng là gì?

Sữa chưa tiệt trùng là sữa tươi thu được từ bò, cừu hoặc dê chưa được chế biến thêm (tiệt trùng). Sữa tươi này có thể có các vi sinh vật nguy hiểm như Salmonella, E coli, và Listeria,… Gây ra một số bệnh từ thực phẩm. Vì vậy, sữa chưa tiệt trùng rất dễ bị hư hỏng do vi khuẩn vì sữa rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và sinh sản của vi sinh vật.

Rủi ro khi uống sữa tươi chưa tiệt trùng

Sữa tươi chưa tiệt trùng có thể chứa những loại vi khuẩn nguy hiểm như E.coli, Salmonella, Listeria, Campylobacter,… Và những loại vi khuẩn gây bệnh khác.

Những  loại vi khuẩn này có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch suy yếu như bệnh nhân cấy ghép tim mạch, ung thư, tiểu đường, những người bị HIV/AIDS,…

Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hoá: tiêu chảy, nôn mửa,…  Thậm chí là các bệnh đe doạ đến tính mạng như hội chứng tan máu, suy thận, nhiễm trùng máu,…

Hơn nữa, vi khuẩn Listeria có thể gây sẩy thai, khuyết tật hoặc tử vong cho trẻ sơ sinh.

Theo CDC tại Kentucky (Mỹ), từ năm 1998 – 2011 đã xuất hiện 148 ổ dịch do tiêu thụ sữa thô hoặc các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng. Trong đó có 2384 người mắc bệnh, 284 ca nhập viện và 2 trường hợp bị tử vong. Hầu hết các bệnh đều do vi khuẩn E. coli, Campylobacter, Salmonella hoặc Listeria gây ra.

Nếu sau khi uống sữa tươi bạn gặp các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu,… thì có thể bạn đã bị ngộ độc sữa. Khi đó bạn nên đến bệnh viện khám và điều trị.

Cách sử dụng sữa tươi an toàn để ngăn ngừa bệnh tật

Thanh trùng là cách duy nhất để tiêu diệt vi khuẩn trong sữa. Thanh trùng là quá trình làm nóng sữa đến nhiệt độ đủ cao trong thời gian đủ dài để tiêu diệt vi trùng gây bệnh. Hầu hết các chất dinh dưỡng vẫn còn trong sữa sau khi được thanh trùng.

Sữa tiệt trùng được xử lý đúng cách và  sử dụng đúng hướng dẫn sẽ rất ít có khả năng chứa vi trùng gây bệnh. Vì vậy, chúng ta nên sử dụng sữa và sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, mọi người còn có thể ngăn ngừa bệnh tật bằng cách:

    • Luôn luôn rửa tay trước khi ăn. Rửa tay thường xuyên ít nhất 20 giây với xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh,…

    • Nấu chín thịt. Thường xuyên làm sạch và khử trùng nhà vệ sinh, bao gồm cả tay nắm cửa và vòi nước. Đặc biệt, người dùng phải đi khám chữa bệnh ngay khi có dấu hiệu bị tiêu chảy hoặc nhiễm độc.

——————————————————————————————————

Liên hệ hotline ???.???.???? hoặc ???.???.???? để được tư vấn hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ:

Cơ sở 1:  162 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Cơ sở 2: 120 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3: P5B5 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội (Đối diện trường tiểu học Đặng Trần Côn)

Đăng Ký Nhận Thông Tin

Đồng hành cùng 60.000+ khách hàng và nhận ngay các chương trình ưu đãi mới nhất.

162 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

120 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

B5 Nguyễn Quý Đức - Thanh Xuân - Hà Nội

(7h00 - 22h00)

nha-thuoc-quoc-anh

Không chỉ hoàn thành sứ mệnh mang đến cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ y tế chất lượng cao, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn GPP, Quốc Anh sẽ luôn nỗ lực để chăm sóc sức khỏe bạn và gia đình mỗi ngày!

Thông tin

  • Hướng dẫn đặt hàng
  • Phương thức vận chuyển
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách hoàn trả
  • Câu hỏi thường gặp

Khác

  • Tuyển dụng
  • Đăng ký đại lý
  • Cộng tác viên
  • Tư vấn sức khỏe

Kết nối

NHÀ THUỐC QUỐC ANH – CHUYÊN BÁN LẺ THUỐC THÀNH PHẨM
Cơ quan cấp: Sở Y Yế Hà nội – ĐĐKKD số 03-1747/HNO-ĐKKDD/CL1
Dược sỹ đại học: Mai Lệ Hoa – CCHN: 04063/HNO – Email: phuc.ht.gpi@gmail.com
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số 01F8007134 do Phòng Tài Chính – Kế Hoạch UBND Quận Thanh Xuân cấp ngày 27/01/2015

Copyright © 2022 Nhà Thuốc Quốc Anh. All Rights Reserved.

X
Add to cart