Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng vào các tháng mùa mưa. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
sốt xuất huyết
sốt xuất huyết

 

Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết

Người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue thường có các dấu hiệu sau:

    • Sốt cao 39-410C, sốt đột ngột và liên tục từ 2-7 ngày
    • Xuất huyết: Chấm xuất huyết ở da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, bầm tím chỗ tiêm
    • Đau cơ khớp, nhức 2 hố mắt
    • Đau bụng vùng gan (do gan bị sưng to ra)
    • Trụy mạch (sốc): Ngày thứ 3 đến ngày thứ 6, hết sốt mà li bì hoặc bứt rứt, lạnh chân tay, tím môi, tiểu tiện ít, tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời

Chú ý: Nếu sốt cao liên tục trên 2 ngày thì phải khẩn trương đưa bệnh nhân đến các cơ sở khám chữa bệnh

Nguyên nhân mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue

    • Sốt xuất huyết Dengue là bệnh do virus Dengue gây nên. Virus Dengue truyền từ người bệnh qua người lành do muỗi vằn đốt (chủ yếu là muỗi Aedes aegypti)
    • Muỗi vằn sống trong nhà, thường ở xó tối và chỗ treo quần áo. Muỗi đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước sạch, trong hay nước mưa

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Hạ sốt: Lau người bằng khăn ấm và uống thuốc hạ sốt Paracetamol như Panadol, Efferalgan, Hapacol,… Không nên dùng Aspirin hay Ibuprofen vì dễ gây xuất huyết, không quấn nhiều lớp quần áo khi đang sốt cao

Ăn uống: khuyến khích ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; tránh thức ăn dầu mỡ, đồ ăn uống có màu đen-đỏ-nâu. Không nên kiêng cữ nhiều

Đi khám lại theo lời dặn của bác sĩ hoặc ngay khi có dấu hiệu bệnh tiến triển nặng

Phải đến bệnh viện cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu bệnh tiến triển nặng (dấu hiệu nguy hiểm) như:
– Hết sốt nhưng bứt rứt, lừ đừ, chân tay lạnh, vã mồ hôi
– Người bệnh nôn nhiều, đau bụng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, chảy máu mũi, chảy máu chân răng

Các giai đoạn của sốt xuất huyết Dengue
Các giai đoạn của sốt xuất huyết Dengue

Người mắc bệnh sốt xuất huyết nên ăn uống như thế nào?

Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân sốt xuất huyết
    • Tăng quá trình dị hóa, tăng sử dụng năng lượng, mất các chất dinh dưỡng
    • Chán ăn, tiêu hóa chậm
    • Cách ăn tùy thuộc diễn biến bệnh
Chế độ ăn của bệnh nhân sốt xuất huyết
    • Protein: thường có nhu cầu cao hơn bình thường, nên dùng protein có giá trị sinh học cao: trứng, sữa, thịt, cá
    • Lipid và Carbohydrate: là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu, tăng tỉ lệ đường đơn, dôi (nước đường, nước trái cây) và lipid thực vật
    • Uống đủ nước và muối khoáng: nước trsi cây, rau quả, mật ong
    • Bữa ăn: chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày ( trẻ em 6-8 bữa, người lớn 4-6 bữa
    • Nên ăn đồ mềm, lỏng, nhiều nước, không màu như sữa, bột, cháo, mì, phở
Sốt xuất huyết Dengue có sốc

Trong những ngày đầu nuôi bằng đường tĩnh mạch hoặc qua ống thông dạ dày.

Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue có xuất huyết tiêu hoá

Nhịn ăn, nuôi bằng đường tĩnh mạch cho đến khi hết xuất huyết tiêu hoá.

Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue có biến chứng não (Hôn mê)

Nuôi ăn qua ống thông và phối hợp với đường tĩnh mạch. Chú ý cần thận trọng khi chỉ định đặt ống thông dạ dày và nếu thời gian hôn mê lâu (>7 ngày) thì phải nuôi dưỡng đủ nhu cầu theo lứa tuổi, khi bệnh nhân hồi tỉnh tập ăn bằng miệng.

Giai đoạn hồi phục 

Tăng lượng, tăng đạm, ăn bù một bữa một ngày như tăng bữa phụ (chè, cháo, sữa chua, trái cây). Vẫn nên ăn thực phẩm mềm sau 3 ngày để phòng xuất huyết tiêu hoá.

Các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Vaccine phòng bệnh: tiêm phòng 3 mũi cách nhau mỗi 6 tháng, có hiệu quả trong 2 năm.

    • Chỉ định: đối tượng 9-45 tuổi hoặc 9-60 tuổi (tùy sự cấp phép) nằm trong vùng dịch tễ sốt xuất huyết.
    • Chống chỉ định:
      – Tiền căn dị ứng với bất cứ thành phần nào của vacin Dengue trước đó hoặc dị ứng vaccine có chứa thành phần tương tự.
      – Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải.
      – Nhiễm HIV có triệu chứng suy giảm chức năng miễn dịch.
      – Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Thực hiện công tác giám sát, phòng chống sốt xuất huyết Dengue theo quy định của Bộ Y tế.

Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh: tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy, diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường loại bỏ ổ chứa nước đọng.


Liên hệ hotline 0961.940.920 hoặc 0902.67.0088 để được tư vấn hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ:

Cơ sở 1:  162 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Cơ sở 2: 118 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3: P5B5 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội (Đối diện trường tiểu học Đặng Trần Côn)

Đánh giá sản phẩm

Trả lời

Đăng Ký Nhận Thông Tin

Đồng hành cùng 60.000+ khách hàng và nhận ngay các chương trình ưu đãi mới nhất.

162 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

120 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

B5 Nguyễn Quý Đức - Thanh Xuân - Hà Nội

(7h00 - 22h00)

nha-thuoc-quoc-anh

Không chỉ hoàn thành sứ mệnh mang đến cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ y tế chất lượng cao, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn GPP, Quốc Anh sẽ luôn nỗ lực để chăm sóc sức khỏe bạn và gia đình mỗi ngày!

Thông tin

  • Hướng dẫn đặt hàng
  • Phương thức vận chuyển
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách hoàn trả
  • Câu hỏi thường gặp

Khác

  • Tuyển dụng
  • Đăng ký đại lý
  • Cộng tác viên
  • Tư vấn sức khỏe

Kết nối

NHÀ THUỐC QUỐC ANH – CHUYÊN BÁN LẺ THUỐC THÀNH PHẨM
Cơ quan cấp: Sở Y Yế Hà nội – ĐĐKKD số 03-1747/HNO-ĐKKDD/CL1
Dược sỹ đại học: Mai Lệ Hoa – CCHN: 04063/HNO – Email: phuc.ht.gpi@gmail.com
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số 01F8007134 do Phòng Tài Chính – Kế Hoạch UBND Quận Thanh Xuân cấp ngày 27/01/2015

Copyright © 2022 Nhà Thuốc Quốc Anh. All Rights Reserved.

X
Add to cart