Nấm da đầu – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Nấm da đầu là một bệnh khá thường gặp, đặc biệt vào mùa mưa. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi gây ra tình trạng ngứa, tróc vảy, rụng tóc,… vừa ảnh hưởng nặng nề đến tính thẩm mỹ vừa làm giảm đi sự tự tin trong cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây nấm da đầu là gì và cách khắc phục tình trạng này như thế nào?

Nguyên nhân gây ra tình trạng nấm da đầu.

    • Tình trạng nấm da đầu xảy ra khi da đầu bị nhiễm nấm bởi nguyên nhân gây bệnh chủ yếu đến từ hai loại nấm Trichophyton và Microsporum. Cụ thể, hai loại nấm này xâm nhập vào các sợi tóc và cư trú ở vị trí vùng da đầu ẩm ướt nơi có độ ẩm cao. Từ đó, chúng làm người bị bệnh cảm thấy da đầu ngứa ngáy, vảy gàu và rụng tóc nhiều,… Thậm chí tình trạng nặng hơn, nấm da đầu còn có nguy cơ gây nhiễm trùng, viêm da đầu,… cũng như có thể để lại sẹo dù đã được chữa khỏi. 

1. Nấm da đầu do Trichophyton:

    • Vùng da đầu của người nhiễm nấm Trichophyton sẽ xuất hiện những nốt sần đỏ nằm rải rác trên da dầu tạo thành những mảng tổn thương có vảy mọc xen kẽ ngày càng nhiều. Khi tổn thương nấm da lành lại, vảy bong ra sẽ trở thành mảng hói tóc tạm thời.

2. Nhiễm nấm da đầu do Trichosporon và Pierdraiahortai:

    • Biểu hiện đặc trưng là dọc theo thân tóc, từ 2-3 cm tính từ gốc tóc, có những hạt tròn mềm có màu đen hoặc nâu tương tự như trứng chấy. Bệnh này không gây rụng tóc vì sợi nấm chỉ phát triển ở thân tóc, có thể gây khó chịu hoặc ngứa ít. 

Một số yếu tố góp phần tạo nên môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm làm xuất hiện bệnh lý:

– Không vệ sinh sạch sẽ da đầu.

Việc vệ sinh kém, không sạch sẽ là điều kiện tạo môi trường phát triển nấm mốc làm cho lượng mồ hôi tiết ra kết hợp cùng các tế bào da chết hay bụi bẩn tạo thành vị trí cư trú thuận lợi của nấm gây nên bệnh.

– Thói quen không tốt.

Do lối sống, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, khiến đầu bẩn, tích gàu. Nhiều người thường gội đầu vào buổi tối nhưng không sấy tóc khô hẳn mà cứ thế để tóc vẫn còn ẩm rồi ngủ qua đêm. Ngoài ra, lười gội đầu, để đầu quá bẩn mới gội cũng là thói quen không tốt thường gặp ở những người không có thời gian do bận rộn làm việc. Đây chính là các yếu tố góp phần hỗ trợ cho sự sinh sôi phát triển của nấm gây bệnh khi đã tạo nên môi trường ẩm ướt thuận lợi cho chúng.

– Lây nhiễm từ những người bị bệnh:

Dùng chung các vật dụng cá nhân: lược, mũ, chăn gối,… của người bị bệnh cũng là nguyên nhân gây nên bệnh nấm da đầu.

– Do lây nhiễm từ động vật:

Một số động vật nuôi trong nhà như chó, mèo,.. thông qua tiếp xúc có thể lây nhiễm sang con người.

 

Phương pháp điều trị nấm da đầu.

Để điều trị bệnh nấm da đầu không tái phát nặng hơn, một số cách sau đây có thể được thực hiện:

1.  Điều trị bằng thuốc.

Điều trị tình trạng bệnh nấm da đầu bằng việc sử dụng thuốc với 2 dạng:  dạng bôi và dạng thuốc uống. Ngoài ra kết hợp với dùng dầu gội chống nấm. 

Trong đó, có một số loại thuốc uống trị nấm da đầu thường được dùng như: Fluconazole, Terbinafine, Griseofulvin, Itraconazole,…

2. Sử dụng các phương pháp thiên nhiên.

– Dùng bồ kết để gội đầu:

Trong quả bồ kết có hoạt chất Saponin với tác dụng trong việc làm sạch da đầu, nếu bạn đang bị nấm da đầu ở mức độ nhẹ, có thể gội đầu bằng loại quả này. Trước khi gội, nên nướng nó trên than đỏ, rồi đun sôi với nước chờ nước nguội và sử dụng nước này để tiến hành gội đầu. 

– Trị nấm da đầu bằng lá chè xanh:

Lá chè xanh thường được dùng để thanh nhiệt giải độc có tính kháng khuẩn, chống nấm và chống oxy hóa hiệu quả. Cách làm là đun sôi 1 nắm lá chè xanh tươi, đun sôi trong 3 lít. Đổ nước chè xanh vừa nấu ra thau, pha thêm nước sạch cho đến khi nước ấm vừa để gội đầu.  Khi gội đầu dùng tay massage nhẹ nhàng khoảng 5-10 phút để tinh chất từ lá chè thẩm thấu vào da đầu.

– Gội lá trầu không:

Gội đầu với nước sắc lá trầu không là một cách trị nấm da đầu tại nhà hiệu quả và an toàn. Với thành phần giàu chất kháng viêm, kháng nấm và sát trùng mạnh mẽ, lá trầu không thường được dùng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh da liễu, đặc biệt là các bệnh nấm ngoài da.

Cách phòng ngừa bệnh nấm da đầu hiệu quả.

Để ngừa bệnh nấm da đầu, người bệnh nên lưu ý những điều sau:

– Trước tiên, việc giữ gìn vệ sinh da đầu đúng cách là điều cần thiết để bảo vệ da đầu của bạn trước nguy cơ tạo điều kiện cho các loại nấm gây bệnh phát triển. Ví dụ quá trình gội đầu không cào gãi mạnh khiến da đầu bị xây xước, phải xả nước sạch nhiều lần, hạn chế gội đầu quá nhiều bằng các chất gội đầu với độ tẩy gàu cao. Đi kèm với đó, luôn làm khô tóc sau khi gội hay lúc về nhà khi trời mưa làm ướt tóc. Đồng thời, hạn chế đội mũ quá chật cũng như đội với thời gian quá lâu khiến tóc bị ẩm.

–  Không nên sử dụng chung các đồ dùng cá nhân của người khác như khăn, lược, mũ,… nhằm hạn chế nguy cơ lây bệnh từ những người xung quanh. 

– Hạn chế việc tiếp xúc với thú nuôi bị bệnh cũng là một cách giúp bạn phòng tránh nấm da đầu. Bởi những động vật này có thể là nguồn lây nhiễm bệnh cho bạn và gia đình. Đồng thời, với thú nuôi nghi nhiễm nấm, cần đưa đến bệnh viện thú y để khám và điều trị tránh lây lan sang người. 

– Nên ăn nhiều rau quả, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, cung cấp đủ nước cho cơ thể, hạn chế sử dụng rượu bia, cũng như tránh bị căng thẳng.

Nguồn: Tổng hợp

Đánh giá sản phẩm

15 nguyên nhân gây rụng tóc bất thường và cách khắc phục

Tóc rụng nhiều là một thực trạng không ít người gặp phải. Hiện tượng này không chỉ gây phiền toái mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sự tự tin của nhiều người. Vậy nguyên nhân nào gây rụng tóc là gì và cách khắc phục tình trạng này như thế nào?

Rụng tóc là gì?

Rụng tóc là tình trạng tóc rụng nhiều hơn số tóc mọc hàng ngày. Rụng tóc có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Hầu hết, tóc sẽ rụng 100 sợi mỗi ngày. Đây là 1 phần trong chu kỳ phát triển của tóc, tóc mới sẽ mọc và thay thế những sợi đã rụng. Khi tóc rụng nhiều hơn 100 sợi và không mọc lại, tình trạng này được gọi là rụng tóc

Nguyên nhân gây rụng tóc

Rụng tóc có thể là tình trạng tạm thời hoặc vĩnh viễn. Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc nhưng thường do di truyền, nội tiết tố thay đổi, quá trình điều trị bệnh hoặc lão hóa….

1 – Thay đổi nội tiết tố

Phụ nữ mang thai, trong giai đoạn mãn kinh hoặc sau khi sinh con, nội tiết tố ở những giai đoạn này thay đổi đột ngột khiến tóc mỏng do nang tóc co lại, từ đó tóc mọc chậm và dễ gãy rụng hơn.

2 – Căng thẳng, stress, trầm cảm

Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh những gốc tự do gây hại cho nang tóc, khiến bộ phận này nghỉ ngơi sớm, ảnh hưởng đến tốc độ mọc tóc, thậm chí làm tóc rụng nhiều.

3 – Di truyền

Rụng tóc có thể do di truyền. Nếu trong gia đình có người bị rụng tóc dẫn đến hói đầu, khả năng cao con cái cũng gặp phải trường hợp tương tự.

4 – Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc làm tan máu tụ, trị mụn trứng cá giàu vitamin A, các loại steroid đồng hóa, trị viêm khớp, gút, thuốc trầm cảm, trị bệnh tim hoặc tăng huyết áp, thuốc sử dụng trong hóa trị ung thư… có thể gây rụng tóc. Tuy nhiên khi ngưng sử dụng những loại thuốc này, tóc sẽ nhanh chóng mọc trở lại.

5 – Nấm da đầu

Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em. Bệnh gây rụng tóc nhưng nếu được thăm khám, điều trị đúng cách, tóc sẽ nhanh mọc trở lại.

6 – Kéo hoặc tác động lực mạnh lên tóc

Xảy ra do hội chứng nghiện giật tóc Trichotillomania. Hội chứng nghiện giật tóc có thể dẫn đến nhiễm trùng, tổn thương da và rụng tóc vĩnh viễn. Trong trường hợp cực đoan, 1 số trường hợp né tránh giao tiếp nhằm che giấu việc bản thân nghiện giật tóc.

7- Môi trường ô nhiễm

Không khí ô nhiễm, độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến da đầu khô, tóc xơ rối dễ gãy rụng.

8 – Chăm sóc tóc sai cách

Nhuộm, uốn hoặc duỗi tóc có thể làm mỏng tóc. Theo thời gian, tóc sẽ gãy rụng.

9 – Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng

Khẩu phần ăn thiếu sắt, biotin hoặc protein, các nang tóc không được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết để nuôi tóc, từ đó tóc khô, yếu và dễ gãy rụng.

10 – Hóa chất

Lạm dụng các sản phẩm tạo kiểu như uốn, tẩy có thể gây hư tổn, xơ rối, khiến tóc dễ gãy rụng.

11 – Nhiễm độc

Asen, thallium, thủy ngân và lithium. Nếu nuốt phải 1 lượng lớn warfarin (chất có trong thuốc diệt chuột) cũng gây rụng tóc.

12 – Ảnh hưởng của bệnh mạn tính

Đái tháo đường, lupus, tuyến giáp, vảy nến da đầu,… Cụ thể, khi mắc đái tháo đường, mạch máu dễ tổn thương do lượng đường tăng cao. Lúc này, lượng oxy đến các nang tóc bị ức chế, kìm hãm sự phát triển của nang tóc khiến tóc gãy rụng.

13 – Các phương pháp điều trị bệnh

Hóa trị hoặc xạ trị vùng đầu, cổ có thể làm tóc rụng toàn bộ. Rụng tóc xảy ra do hậu quả thứ phát của việc sử dụng hóa trị và xạ trị. Mức độ rụng tóc sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc đang dùng, liều lượng và tần suất điều trị. Trong khi 1 số bệnh nhân chỉ bị rụng tóc nhẹ thì những người khác có thể rụng tóc nhiều hơn.

14 – Tuổi tác

Quá trình lão hóa khiến hoạt động trao đổi chất trong cơ thể có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch suy giảm làm cho tóc cũng yếu, dễ bị gãy rụng và đổi màu. Do đó, ở tuổi trung niên bắt đầu xuất hiện tóc bạc, tóc rụng nhiều, mỏng hơn khi còn trẻ.

15 – Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục

Giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác có thể gây rụng tóc từng mảng trên da đầu, lông mày, râu.

Dấu hiệu rụng tóc

Rụng tóc
Rụng tóc
1 – Mỏng dần trên đỉnh đầu

Đây là loại rụng tóc phổ biến, thường gặp ở người lớn tuổi. Ở nam giới, tóc bắt đầu rụng ở phần tóc phía trên trán. Với phụ nữ, rụng tóc thường thấy khi đường chân tóc bị tụt (hay rụng tóc xơ hóa phía trước).

2 – Các đốm hói hình tròn hoặc loang lổ

Ở 1 số trường hợp, tóc rụng thành những đốm hình tròn hoặc loang lổ trên da đầu. Trước đó, da có thể ngứa hoặc đau trước khi rụng tóc.

3 – Tóc rụng đột ngột

Người chịu cú sốc nào đó về thể chất hoặc tinh thần, tâm lý căng thẳng, stress có thể khiến tóc rụng đột ngột, xơ xác. 1 búi tóc có thể rụng khi chải, gội đầu, thậm chí chỉ cần giật nhẹ. Tình trạng này thường làm tóc mỏng đi nhưng chỉ mang tính tạm thời.

4 – Rụng tóc toàn thân

Rụng tóc toàn thân xảy ra khi đang điều trị bệnh bằng 1 số phương pháp, chẳng hạn như hóa trị.

5 – Các mảng vảy lan rộng trên da đầu

Các mảng vảy lan rộng trên da đầu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng (vi trùng, vi nấm…). Tình trạng này khiến tóc gãy rụng kèm mẩn đỏ, sưng tấy và rỉ dịch.

Cách điều trị rụng tóc

Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc, bác sĩ sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để đưa ra phương pháp điều trị rụng tóc phù hợp:

1 – Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc bôi lên da đầu, chẳng hạn như Minoxidil hoặc Rogaine®. 2 loại thuốc này thường dùng ở liệu trình đầu tiên cho tình trạng tóc mỏng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc uống theo toa Finasteride hoặc Propecia® (dùng cho nam giới mắc chứng hói đầu).

2 – Sử dụng các phương pháp thiên nhiên
    • Trị rụng tóc bằng vỏ bưởi: tinh dầu từ vỏ bưởi kích thích mọc, nuôi dưỡng từng nang tóc, giúp tóc dài, đẹp và chắc khỏe tự nhiên. Bằng cách cắt nhỏ vỏ bưởi cho vào nồi nước đun sôi, để nguội rồi dùng nước đó gội đầu.
    • Dầu dừa: đây là thành phần thường có trong dầu gội hoặc dầu xả. Với đặc tính giữ ẩm, dầu dừa giúp tóc suôn mượt, ngăn rối, ngừa gãy rụng.
    • Sử dụng nha đam để cải thiện tình trạng rụng tóc: nha đam chứa vitamin A, C và E. Cả 3 loại vitamin này đều góp phần vào quá trình tái tạo tế bào, thúc đẩy sự phát triển và giúp tóc bóng mượt. Vitamin B12 và acid folic có trong nha đam cũng giúp tóc giảm gãy rụng, làm dịu da đầu ngứa, điều trị viêm da tiết bã (gàu).
3 – Sử dụng các phương pháp cấy tóc, laser

Trong quá trình cấy tóc, bác sĩ sẽ loại bỏ tóc ở vùng có tóc dày. Sau đó, sẽ cấy những sợi tóc đó vào nơi thưa hoặc ít tóc.

Ngoài ra, liệu pháp laser mức độ thấp (hay liệu pháp ánh sáng đỏ, liệu pháp laser lạnh) được sử dụng để điều trị rụng tóc, bằng cách chiếu photon vào các mô da đầu. Những photon này được hấp thụ bởi các tế bào nhằm kích thích tóc phát triển. Liệu pháp laser đang dần được chấp nhận rộng rãi vì tính an toàn, ít xâm lấn hơn so với cấy tóc.

4 – Sử dụng sản phẩm hỗ trợ trị rụng tóc và kích thích mọc tóc

Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) để hỗ trợ trị rụng tóc, bằng cách lấy máu và tách huyết tương. Sau đó, bác sĩ sẽ tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào da đầu. Điều trị bằng PRP giúp làm chậm quá trình rụng và khuyến khích mọc tóc mới. Ngoài ra, có thể kể đến các phương pháp trị rụng tóc như: lăn kim PRP, tiêm HA.

Cách phòng ngừa rụng tóc hiệu quả

Để ngừa tình trạng rụng tóc, người bệnh nên lưu ý những điều sau:

    • Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
    • Hạn chế căng thẳng, stress, giữ tâm trạng thoải mái, vui tươi.
    • Kiểm tra, tầm soát các bệnh tuyến giáp hoặc bệnh tự miễn khác.
    • Tránh buộc tóc quá chặt.
    • Trong khi thực hiện hóa trị, hãy thử đội mũ làm mát.

Biện pháp khắc phục hậu quả của rụng tóc

Nếu đã bị rụng tóc và muốn khắc phục hậu quả của tình trạng này có thể dùng các sản phẩm hỗ trợ, chẳng hạn như khăn quàng cổ hoặc tóc giả. Trao đổi thêm với một nhà tạo mẫu tóc để lên ý tưởng cho “mái tóc mới” của bạn. Những giải pháp phi y học này có thể được áp dụng trong quá trình điều trị rụng tóc lâu dài.

Khi nhận thấy tóc rụng nhiều thì cần đi thăm khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân, khi đó mới có thể tìm cách cải thiện hoặc chữa trị phù hợp. Khi chưa xác định được nguyên nhân gây rụng tóc, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trị nấm, thuốc bôi ngoài da hoặc các thuốc chữa rụng tóc không rõ nguồn gốc.

Nguồn: Tổng hợp


Liên hệ hotline 0961.940.920 hoặc 0902.67.0088 để được tư vấn hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ:

Cơ sở 1:  162 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Cơ sở 2: 118 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3: P5B5 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội (Đối diện trường tiểu học Đặng Trần Côn)

Đánh giá sản phẩm

Viêm đại tràng và những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

Viêm đại tràng là một bệnh phổ biến nhưng việc phòng ngừa và điều trị vẫn chưa được thực hiện đúng cách. Rất nhiều bệnh nhân viêm đại tràng hiện nay không đến bệnh viện thăm khám, điều trị mà chọn chữa bệnh bằng các loại thuốc dân gian không rõ nguồn gốc, chưa được chứng minh tính hiệu quả. Hậu quả là bệnh không được chữa khỏi mà ngày càng trở nên nghiêm trọng, khiến người bệnh phải gánh chịu nhiều biến chứng nặng nề.

Viêm đại tràng là gì?

Viêm đại tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau, nhẹ thì niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, nặng thì xuất hiện các vết loét, sung huyết và xuất huyết, thậm chí có thể có những ổ áp-xe nhỏ.

Bệnh viêm đại tràng có những loại nào?

Bệnh viêm đại tràng được chia thành các loại như sau:

Bệnh viêm ruột – Inflammatory bowel disease (IBD)

Là bệnh viêm mạn tính hoặc tái phát của đường tiêu hóa gồm viêm loét đại trực tràng (ulcerative colitis- UC) và bệnh Crohn.

Viêm đại tràng giả mạc (PC)

Viêm đại tràng giả mạc (PC) xảy ra do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile. Loại vi khuẩn này thường sống trong ruột nhưng không gây ra vấn đề gì vì nó được cân bằng nhờ sự hiện diện của vi khuẩn có lợi.

Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ (IC)

Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ (IC) xảy ra khi lưu lượng máu đến đại tràng đột ngột bị cắt đứt hoặc hạn chế. Cục máu đông là một trong số các lý do gây tắc nghẽn đột ngột thường gặp.

Viêm đại tràng vi thể

Là tình trạng tổn thương đại tràng gây nên tiêu chảy nước kéo dài. Khi nội soi đại trực tràng thì các kết quả đều nằm trong giới hạn bình thường, đại tràng tổn thương chỉ được xác định dựa trên kết quả mô học.

Viêm đại tràng vi thể được phân loại thành hai dạng: Viêm đại tràng lympho và viêm đại tràng collagen.

Viêm đại tràng dị ứng ở trẻ sơ sinh

Viêm đại tràng dị ứng là một tình trạng xảy ra ở trẻ sơ sinh, thường trong vòng hai tháng đầu sau khi sinh. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng ở trẻ sơ sinh như trào ngược, nôn, quấy khóc và có thể có máu trong phân.

Nguyên nhân gây viêm đại tràng

Nguyên nhân viêm đại tràng cấp tính:

– Viêm đại tràng cấp do ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn
– Do không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, ăn hoặc uống phải thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh

    • Ký sinh trùng hay gặp nhất là lỵ amip, ngoài ra còn có giun đũa, giun tóc, giun kim
    • Vi khuẩn: lỵ trực khuẩn (Shigella), vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao
    • Siêu vi thường gặp là Rotavirus, chủ yếu ở trẻ em
    • Nấm, đặc biệt là nấm Candida

– Viêm loét đại – trực tràng có thể do bệnh tự miễn
– Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến sinh hoạt hằng ngày: căng thẳng, táo bón kéo dài, khó tiêu, dùng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột, …

Nguyên nhân viêm đại tràng mãn tính

Được chia thành 2 nhóm là viêm đại tràng mãn có nguyên nhân và không rõ nguyên nhân.

    • Bệnh viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân: xuất hiện sau viêm đại tràng cấp tính do nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm và nhiễm độc nhưng không được điều trị dứt điểm.
    • Bệnh viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên nhân: thường là viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu.

Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng

Triệu chứng viêm đại tràng cấp

Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có các biểu hiện tương ứng:

    • Viêm đại tràng cấp tính do lỵ amip: đau bụng quặn từng cơn, buồn đại tiện liên tục, nhưng mỗi lần đi tiêu chỉ có một ít phân, có máu và chất nhầy kèm theo phân.
    • Viêm đại tràng cấp do lỵ trực khuẩn: sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng có máu, trong một ngày đêm đi nhiều lần phân lẫn máu, phân có màu như máu cá. Đặc biệt, nếu do Shigella shiga, số lần đi tiêu không thể đếm được (phân chảy ra theo đường hậu môn, không thành khuôn), mất nước và chất điện giải nhiều rất dễ gây trụy tim mạch.
    • Viêm đại tràng cấp do các nguyên nhân khác: triệu chứng đau bụng là chủ yếu, đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy), người mệt mỏi, gầy sút nhanh.
Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính

Tùy theo các triệu chứng phối hợp với nhau mà chia ra các thể bệnh sau:

    • Thể tiêu lỏng và đau bụng: người bệnh thấy đau bụng từng lúc, buồn đại tiện, đi tiêu xong thì mới hết đau, mỗi ngày đi tiêu 3 – 4 lần, thường vào buổi sáng lúc ngủ dậy và sau khi ăn xong, ít đi vào buổi chiều, yên ổn về đêm.

– Phân lần đầu có thể đặc nhưng không thành khuôn, những lần sau phân lỏng, nhầy, đa số trường hợp là phân nát hay phân sống.
– Trước mỗi lần đi tiêu có đau bụng, thường đau dọc khung đại tràng nhưng thường ở hố chậu bên trái hoặc bên phải và sau khi đi tiêu được thì hết đau bụng và dễ chịu.

    • Thể táo bón và đau bụng: người bệnh bị táo bón, phân khô, ít và cứng, đau bụng, thường gặp ở người lớn tuổi và nữ giới.
    • Thể táo bón và tiêu lỏng xen kẽ nhau từng đợt: từng đợt táo bón tiếp với một đợt tiêu lỏng, diễn biến nhiều năm nhưng thể trạng người bệnh cũng như sinh hoạt vẫn bình thường, bụng thường đầy hơi.

Đối tượng nào dễ mắc viêm đại tràng?

Các đối tượng có một số bệnh lý, thói quen sinh hoạt sau đây có nguy cơ mắc viêm đại tràng:

    • Thường xuyên sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
    • Người thường xuyên căng thẳng, stress
    • Người bị bệnh Crohn hoặc bệnh lao
    • Táo bón kéo dài
    • Có bệnh lý về đường ruột
    • Lạm dụng thuốc tây
    • Người bị nhiễm độc: Những người làm việc và sống trong môi trường bị nhiễm độc khiến họ dễ bị viêm đại tràng cấp..

Biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng

Viêm đại tràng có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong, thường gặp ở bệnh nhân viêm loét đại tràng và bệnh crohn. Các biến chứng như:

    • Chít hẹp đại tràng, rò ruột, áp xe đại trực tràng, thủng ruột hoặc phình đại tràng nhiễm độc.
    • Viêm loét đại tràng lâu ngày còn tăng nguy cơ phát triển ung thư ruột làm tăng tỉ lệ tử vong.
    • Ngoài ra, các biến chứng ngoài đường tiêu hóa có thể gặp như: loãng xương, tình trạng tăng đông, thiếu máu, sỏi mật, loét áp tơ, viêm đường mật xơ hóa nguyên phát, viêm khớp

Điều trị và phòng ngừa viêm đại tràng

Viêm đại tràng có nguy cơ cao tái phát và dễ biến chứng nên khi phát hiện cần gặp ngay bác sỹ để điều trị kịp thời và sớm nhất có thể.

    • Điều trị bằng thuốc kê đơn của bác sĩ: Thường là các loại thuốc kháng viêm, chống ký sinh trùng, thuốc giảm đau, chữa tiêu chảy.
    • Khi tình trạng viêm diễn biến nghiêm trọng nên tiến hành phẫu thuật cắt bỏ đi phần đại tràng đã viêm.
    • Thiết lập chế độ ăn uống thích hợp: đảm bảo bổ sung đầy đủ các vitamin, các chất dinh dưỡng để làm giảm tình trạng viêm.
    • Hạn chế tối đa các loại thực phẩm sống hay các loại thức ăn giàu xơ khi bị tiêu chảy. Ngược lại với người bị táo bón, bạn nên ăn nhiều chất xơ giảm chất béo.
    • Cần tránh các loại thức ăn cay, nóng, có chứa chất kích thích như cafein, rượu và các sản phẩm từ sữa,…
    • Chế độ ăn chia thành từng bữa nhỏ, uống nhiều nước.
    • Giảm áp lực, căng thẳng trong cuộc sống như thường xuyên thư giãn bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng.

Viêm đại tràng chiếm tỷ lệ cao trong số các bệnh về tiêu hóa ở Việt Nam và là bệnh phổ biến cần được tầm soát sớm. Để tránh mắc phải bệnh đại tràng, hoặc tránh để biến chứng nguy hiểm xảy ra, người dân nên nâng cao việc phòng ngừa bằng cách thiết lập một chế độ ăn, uống khoa học; sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng stress; tẩy giun định kỳ. Ngoài ra, người dân cũng nên đi thăm khám sức khỏe thường niên nhằm tầm soát, phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm đại tràng.

Một số sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm đại tràng hiệu quả

1. Gestibio Tràng Vương Khang
tràng vương khang
2. Mason Colon Herbal Cleanser

Mason Natural Colon Herbal Cleanser – Lựa chọn hoàn hảo cho những người đang gặp vấn đề về đại tràng | Sức khỏe và Cộng đồng

3. Tràng Phục Linh Plus

MỚI: Tràng Phục Linh PLUS đã có dạng lọ 80 viên, tiết kiệm lên đến 91.000đ

4. Phong liễu Tràng Vị Khang

Phong Liễu Tràng Vị Khang

Nguồn: Tổng hợp
5/5 - (2 votes)

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng vào các tháng mùa mưa. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
sốt xuất huyết
sốt xuất huyết

 

Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết

Người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue thường có các dấu hiệu sau:

    • Sốt cao 39-410C, sốt đột ngột và liên tục từ 2-7 ngày
    • Xuất huyết: Chấm xuất huyết ở da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, bầm tím chỗ tiêm
    • Đau cơ khớp, nhức 2 hố mắt
    • Đau bụng vùng gan (do gan bị sưng to ra)
    • Trụy mạch (sốc): Ngày thứ 3 đến ngày thứ 6, hết sốt mà li bì hoặc bứt rứt, lạnh chân tay, tím môi, tiểu tiện ít, tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời

Chú ý: Nếu sốt cao liên tục trên 2 ngày thì phải khẩn trương đưa bệnh nhân đến các cơ sở khám chữa bệnh

Nguyên nhân mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue

    • Sốt xuất huyết Dengue là bệnh do virus Dengue gây nên. Virus Dengue truyền từ người bệnh qua người lành do muỗi vằn đốt (chủ yếu là muỗi Aedes aegypti)
    • Muỗi vằn sống trong nhà, thường ở xó tối và chỗ treo quần áo. Muỗi đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước sạch, trong hay nước mưa

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Hạ sốt: Lau người bằng khăn ấm và uống thuốc hạ sốt Paracetamol như Panadol, Efferalgan, Hapacol,… Không nên dùng Aspirin hay Ibuprofen vì dễ gây xuất huyết, không quấn nhiều lớp quần áo khi đang sốt cao

Ăn uống: khuyến khích ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; tránh thức ăn dầu mỡ, đồ ăn uống có màu đen-đỏ-nâu. Không nên kiêng cữ nhiều

Đi khám lại theo lời dặn của bác sĩ hoặc ngay khi có dấu hiệu bệnh tiến triển nặng

Phải đến bệnh viện cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu bệnh tiến triển nặng (dấu hiệu nguy hiểm) như:
– Hết sốt nhưng bứt rứt, lừ đừ, chân tay lạnh, vã mồ hôi
– Người bệnh nôn nhiều, đau bụng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, chảy máu mũi, chảy máu chân răng

Các giai đoạn của sốt xuất huyết Dengue
Các giai đoạn của sốt xuất huyết Dengue

Người mắc bệnh sốt xuất huyết nên ăn uống như thế nào?

Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân sốt xuất huyết
    • Tăng quá trình dị hóa, tăng sử dụng năng lượng, mất các chất dinh dưỡng
    • Chán ăn, tiêu hóa chậm
    • Cách ăn tùy thuộc diễn biến bệnh
Chế độ ăn của bệnh nhân sốt xuất huyết
    • Protein: thường có nhu cầu cao hơn bình thường, nên dùng protein có giá trị sinh học cao: trứng, sữa, thịt, cá
    • Lipid và Carbohydrate: là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu, tăng tỉ lệ đường đơn, dôi (nước đường, nước trái cây) và lipid thực vật
    • Uống đủ nước và muối khoáng: nước trsi cây, rau quả, mật ong
    • Bữa ăn: chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày ( trẻ em 6-8 bữa, người lớn 4-6 bữa
    • Nên ăn đồ mềm, lỏng, nhiều nước, không màu như sữa, bột, cháo, mì, phở
Sốt xuất huyết Dengue có sốc

Trong những ngày đầu nuôi bằng đường tĩnh mạch hoặc qua ống thông dạ dày.

Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue có xuất huyết tiêu hoá

Nhịn ăn, nuôi bằng đường tĩnh mạch cho đến khi hết xuất huyết tiêu hoá.

Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue có biến chứng não (Hôn mê)

Nuôi ăn qua ống thông và phối hợp với đường tĩnh mạch. Chú ý cần thận trọng khi chỉ định đặt ống thông dạ dày và nếu thời gian hôn mê lâu (>7 ngày) thì phải nuôi dưỡng đủ nhu cầu theo lứa tuổi, khi bệnh nhân hồi tỉnh tập ăn bằng miệng.

Giai đoạn hồi phục 

Tăng lượng, tăng đạm, ăn bù một bữa một ngày như tăng bữa phụ (chè, cháo, sữa chua, trái cây). Vẫn nên ăn thực phẩm mềm sau 3 ngày để phòng xuất huyết tiêu hoá.

Các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Vaccine phòng bệnh: tiêm phòng 3 mũi cách nhau mỗi 6 tháng, có hiệu quả trong 2 năm.

    • Chỉ định: đối tượng 9-45 tuổi hoặc 9-60 tuổi (tùy sự cấp phép) nằm trong vùng dịch tễ sốt xuất huyết.
    • Chống chỉ định:
      – Tiền căn dị ứng với bất cứ thành phần nào của vacin Dengue trước đó hoặc dị ứng vaccine có chứa thành phần tương tự.
      – Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải.
      – Nhiễm HIV có triệu chứng suy giảm chức năng miễn dịch.
      – Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Thực hiện công tác giám sát, phòng chống sốt xuất huyết Dengue theo quy định của Bộ Y tế.

Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh: tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy, diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường loại bỏ ổ chứa nước đọng.


Liên hệ hotline 0961.940.920 hoặc 0902.67.0088 để được tư vấn hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ:

Cơ sở 1:  162 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Cơ sở 2: 118 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3: P5B5 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội (Đối diện trường tiểu học Đặng Trần Côn)

Đánh giá sản phẩm

Sử dụng Men vi sinh và Men tiêu hóa đúng cách như thế nào?

Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng nghe đến Men vi sinh và Men tiêu hóa nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và phân biệt được chúng. Nếu nhầm lẫn giữa hai loại men này và sử dụng không đúng cách có thể gây tác dụng ngược, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Vậy thực chất men vi sinh và men tiêu hóa khác nhau như thế nào? Vai trò cụ thể và cách sử dụng từng loại ra sao?

MEN VI SINH (PROBIOTIC)

I – Men vi sinh là gì?

Men vi sinh là chế phẩm có chứa các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn). Khi vào đường tiêu hóa, men vi sinh sẽ cải thiện cân bằng của hệ tạp khuẩn ruột và mang lại lợi ích cho sức khỏe người dùng.

Các loại vi khuẩn hay dùng: Bacillus clausii (Enterogermina), Lactobacillus acidophilus (Probio), Bacillus Subtilis và Streptococus feacalis (Bio-acimin), Bifido bacterium

Nấm men: Saccharomyces boulardii (Normagut)…

II – Sử dụng men vi sinh khi nào?

Men vi sinh được chỉ định trong các trường hợp:

    • Khi sự cân bằng hệ tạp khuẩn đường ruột bị xáo trộn, thường gặp ở những người bệnh sử dụng kháng sinh kéo dài. Biểu hiện loạn khuẩn là đi ngoài phân sống, tiêu chảy, chướng bụng…
    • Bổ sung men vi sinh giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ tiêu hóa
    • Biếng ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng…
    • Bất dung nạp đường Lactose.

III – Lưu ý khi sử dụng men vi sinh

    • Không sử dụng men vi sinh trong trường hợp viêm tụy cấp, phẫu thuật đường ruột…
    • Uống men vi sinh sau khi uống thuốc kháng sinh 2 tiếng để tránh việc vi khuẩn có lợi vô tình bị kháng sinh tiêu diệt
    • Không  pha men vi sinh với nước sôi và phải bảo quản ở nhiệt độ < 300C. Để men phát huy hiệu quả cao nhất nên pha với nước nguội và không để quá lâu khiến vi sinh vật bị chết sẽ không có tác dụng.

IV – Liều lượng – Thời gian sử dụng men vi sinh

    • Liều lượng: Nên dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc có thể theo hướng dẫn trên bào bì. Phụ huynh lưu ý chọn các chế phẩm có hàm lượng vi sinh trên 100 triệu con mới có tác dụng.
    • Thời gian uống: Nên uống sau ăn. Với 1 số chế phẩm bào chế dưới dạng viên nang hoặc bào tử có thể vượt qua hàng rào acid dạ dày an toàn thì uống lúc nào cũng được. Nếu phải dùng kháng sinh cần uống trước hoặc sau kháng sinh ít nhất 1 tiếng.
    • Uống trong bao lâu: Men vi sinh tương đối an toàn nên bạn có thể dùng 2-3 tuần liên tiếp. Nếu dùng lâu hơn hay liều lớn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

V – Vì sao thường dùng kết hợp men vi sinh khi trẻ phải uống kháng sinh

Khi trẻ bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh. Tuy nhiên, kháng sinh có thể sẽ làm mất sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột bởi nó tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại. Nếu dùng kháng sinh kéo dài có thể dẫn tới tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu,… Hậu quả là trẻ sẽ chán ăn, hấp thu kém,…

Lúc này, việc bổ sung men vi sinh sẽ giúp cân bằng hạn hệ vi sinh đường ruột cho trẻ, giúp trẻ hạn chế tối đa tác dụng phụ của kháng sinh cũng như các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh, trẻ ăn uống và hấp thu tốt, sức đề kháng tăng lên cũng làm nâng cao hiệu quả điều trị của kháng sinh.

Do đó, thông thường, khi trẻ cần dùng kháng sinh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm men vi sinh để chủ động phòng ngừa rối loạn tiêu hóa nếu có.

MEN TIÊU HÓA (ENZYME)

I – Men tiêu hóa là gì?

Men tiêu hóa là chế phẩm có chứa các enzyme tiêu hóa do cơ thể tiết ra có chức năng phân chia thức ăn thành các phân tử nhỏ để cơ thể dễ dàng hấp thu. Từng loại enzym khác nhau sẽ được sản xuất bởi các cơ quan riêng biệt.

Các loại enzyme tiêu hóa: Amylase, Gelatinase, Lactase, Lipase, Maltase, Peptidase và Protease,…

II – Sử dụng men tiêu hóa khi nào?

Men tiêu hóa được chỉ định trong các trường hợp:

    • Người không thể tiêu hóa thức ăn đúng cách vì tuyến tụy của họ không sản xuất đủ lượng enzym cần thiết (có thể xảy ra do xơ nang, phẫu thuật, tình trạng di truyền và các lý do khác).
    • Trường hợp giảm tiết dịch men tiêu hóa, giảm toan trong dạ dày… dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ăn lâu tiêu, đi cầu phân sống (phân lổn nhổn xanh, vàng, trắng),…
    • Những trẻ vừa ốm dậy, hệ tiêu hóa tiết men chưa đầy đủ hoặc thể lực kém cũng có thể dùng.

III – Lưu ý khi sử dụng men tiêu hóa

    • Thời gian dùng tối đa là 2 tuần. Nếu lạm dụng và dùng kéo dài sẽ gây tác dụng ngược do lượng men tiêu hóa được cung cấp nhiều từ bên ngoài trong thời gian dài sẽ ức chế các tuyến tiết ra men nội sinh trong cơ thể (Hệ tiêu hoá lười tiết men)
    • Không dùng men tiêu hóa khi bị tăng tiết acid dạ dày, viêm loét dạ dày và viêm tụy. Nếu dùng chung men tiêu hóa với các thuốc kháng acid sẽ vô hiệu hóa tác dụng của men.
    • Đối tượng sử dụng là trẻ trên 6 tháng bởi dưới 6 tháng hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn đang hoàn thiện, nếu dùng có thể bị tiêu chảy và ảnh hưởng sau này.
    • Với người có biểu hiện lười ăn, chán ăn, cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục chứ không nên dùng men tiêu hóa dưới dạng thuốc.
    • Việc sử dụng men tiêu hóa cần tuân theo sự chỉ định của chuyên gia y tế dành cho người lớn và acid trong dạ dày sẽ là chìa khóa kích hoạt các men tiêu hóa trong sản phẩm. Các men này được kích hoạt trong tình trạng không có thực phẩm sẵn có, chúng trở nên kích ứng niêm mạc dạ dày, vì vậy dễ dẫn đến viêm loét.

IV – Liều lượng – Thời gian sử dụng men tiêu hóa

    • Liều lượng: Cần dùng tuân theo sự chỉ định của chuyên gia y tế
    • Thời gian uống: Nên uống sau ăn. Tốt nhất là sau bữa chính khoảng 30 phút với nước đun sôi để nguội. Khi đó thức ăn đã được dạ dày nhào trộn, làm mềm và đã ngấm dịch vị tiêu hóa, việc bổ sung men tiêu hóa vào sẽ đạt hiệu quả xúc tác các phản ứng
    • Uống trong bao lâu: Thời gian dùng tối đa là 2 tuần

CÓ THỂ DÙNG CHUNG MEN TIÊU HÓA VÀ MEN VI SINH HAY KHÔNG?

Trên thực tế, men vi sinh và men tiêu hóa có sự hỗ trợ thiết thực trong điều trị bệnh tiêu hóa. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định cả 2 loại men này cùng lúc nếu người bệnh thiếu hụt cả 2. Khi được chỉ định, bệnh nhân cần lưu ý thời điểm uống men để đạt hiệu quả cao nhất.

Việc sử dụng không đúng hoặc lạm dụng bất kì loại men nào cũng sẽ tiềm tàng những nguy cơ bất lợi cho sức khỏe. Tốt nhất, người bệnh chỉ nên sử dụng khi cần thiết hoặc được sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Lưu ý, không được dùng đơn thuốc của lần trước cho lần sau, kể cả khi có cùng triệu chứng ở đường tiêu hóa.

Bên cạnh việc sử dụng men vi sinh và men tiêu hóa, chúng ta cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng kết hợp với chế độ tập luyện, nghỉ ngơi lành mạnh để đạt được hiệu quả tốt nhất trong điều trị.


Liên hệ hotline 0961.940.920 hoặc 0902.67.0088 để được tư vấn hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ:

Cơ sở 1:  162 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Cơ sở 2: 118 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3: P5B5 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội (Đối diện trường tiểu học Đặng Trần Côn)

Đánh giá sản phẩm

4 DẤU HIỆU CHO THẤY CƠ THỂ BẠN ĐANG BỊ SUY NHƯỢC

Cuộc sống hiện đại với nhiều điều phải lo toan, gây ra những áp lực vô hình, thậm chí căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Lâu dần dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể mà bản thân họ không hay biết hoặc chủ quan với những dấu hiệu bất thường của sức khỏe. Tuy nhiên, nếu nhận biết sớm được các dấu hiệu bệnh, hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị thì bạn hoàn toàn có thể cải thiện tốt tình trạng này.

1 – Thế nào là suy nhược cơ thể?

Suy nhược cơ thể còn gọi là Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) là một rối loạn phức tạp, đặc trưng bởi tình trạng mệt mỏi cực độ kéo dài mà không thể giải thích bằng một bệnh lý tiềm ẩn và không thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Bệnh gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe khiến người bệnh thậm chí không thể thực hiện được các hoạt động thông thường.

Suy nhược cơ thể xảy ra mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 20 – 40 tuổi. Theo nghiên cứu, phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới.

Suy nhược cơ thể kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, ăn kém, kèm theo những dấu hiệu như: sút cân, ngủ không sâu giấc, mất ngủ, ác mộng, giảm trí nhớ,… Từ đó, dẫn đến những hệ luỵ như tư duy kém, khó tập trung, hay quên, phản xạ thần kinh chậm lại, cử chỉ hành vi đôi khi không chính xác,…

2 – Nguyên nhân gây ra suy nhược cơ thể là gì?

Trên thực tế, đa số trường hợp bị suy nhược cơ thể không có nguyên nhân rõ ràng hay từ căn bệnh cụ thể nào. Theo các chuyên gia, bệnh có thể hình thành dưới sự tác động của nhiều yếu tố nhưng phổ biến là những nguyên nhân sau đây:

Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn

Những người phải ăn uống kiêng khem, hoặc người kén ăn, người ăn uống thiếu chất,… đều dễ bị suy nhược cơ thể.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai hay người cao tuổi kém ăn cũng khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng, không đủ cung cấp cho hoạt động của cơ thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài.

Lao động quá sức

Nguyên nhân chính gây suy nhược cơ thể ở người trẻ tuổi là do lao động quá sức. Lao động nặng, làm việc nhiều giờ trong ngày mà ít nghỉ ngơi, chế độ sinh hoạt không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống và suy nhược về lâu dài.

Do bệnh lý

Những người mắc bệnh lý về huyết áp, tiểu đường, thiếu sắt, nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch, nhiễm virus,… cũng dễ dàng bị suy nhược cơ thể.

Trầm cảm, lo âu

Người bị rối loạn cảm xúc, tâm lý bất ổn khiến cho việc sinh hoạt thường ngày cũng không khoa học, ăn uống không đủ chất, suy nghĩ nhiều, mệt mỏi. Đối tượng này có nguy cơ cao bị suy nhược cơ thể do tâm lý.

Nguyên nhân khác

Phụ nữ mang thai, người cao tuổi kém ăn,… khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng, không đủ cung cấp cho hoạt động của cơ thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài.

6-2

3 – Những dấu hiệu suy nhược cơ thể dễ nhận thấy

Mệt mỏi kéo dài

Mệt mỏi là điều đầu tiên mà chúng ta cần phải nhận biết. Người bị suy nhược sẽ luôn luôn trong tình trạng mệt mỏi kéo dài

    • Người bệnh uể oải, thiếu sức sống, cảm giác kiệt sức, không có sức khỏe và tinh thần làm việc.
    • Thường xuyên trong tình trạng đổ mồ hôi trộm
    • Da xanh tái, hay ngất xỉu và có thể ngất khi làm việc quá độ hoặc bất cứ lúc nào.

Tình trạng này có thể kéo dài vài tuần, vài tháng. Nếu không sớm nhận biết và điều trị sẽ rất khó phục hồi được trẻ trạng ban đầu.

Dễ ốm vặt và hay ốm

Một trong những dấu hiệu suy nhược cơ thể dễ nhận thấy nhất là tình trạng suy giảm hệ miễn dịch. Người bị suy nhược sẽ có hệ miễn dịch kém, dễ lây cảm cúm, nhiễm virus, dễ ốm vặt. Hay đau mỏi cơ, viêm họng, viêm đường hô hấp,…

Rối loạn giấc ngủ

Người bị suy nhược cơ thể thường có giấc ngủ rất kém: thường xuyên trằn trọc, ngủ ít, ngủ không sâu giấc. Giấc ngủ hay mộng mị, ác mộng. Vì thế mà hay lờ đờ, mệt mỏi vào ngày hôm sau và ăn uống cũng không được ngon miệng, ăn kém, chán ăn, hay buồn nôn, sút cân. Trí nhớ giảm sút, khó tập trung và làm việc không hiệu quả.

Tâm lý thay đổi

Hay khó chịu, cáu gắt, bi quan, suy nghĩ nhiều và lo lắng là những dấu hiệu suy nhược cơ thể. Điều này dần khiến tâm lý người bệnh thay đổi, không còn cảm thấy vui vẻ và hứng thú với công việc cũng như cuộc sống. Nếu tình trạng nặng có thể gây stress thậm chí là trầm cảm, rối loạn cảm xúc.

Tất cả những dấu hiệu suy nhược cơ thể có thể xuất hiện cùng một lúc hoặc xuất hiện dần theo các dấu hiệu vừa kể trên. Mức độ càng nặng thì càng biểu hiện rõ ở tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Mọi biểu hiện đều có thể nhìn thấy trên gương mặt, thái độ sống hàng ngày

4 – Phòng ngừa và điều trị suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể cần được phát hiện và điều trị sớm, tránh để lại những hậu quả nặng nề về mặt sức khỏe, chất lượng cuộc sống và cả tâm lý tinh thần của người bệnh.

Thay đổi chế độ sinh hoạt
    • Lên thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
    • Luyện tập thể dục để thay đổi thói quen sống, giúp tinh thần phấn chấn trở lại, kích thích cảm giác thèm ăn và ăn ngon.
    • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng. Thực đơn cần đảm bảo 4 thành phần (đạm, béo, bột đường, vitamin) nhưng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh như súp lơ, cải chíp, những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe, dễ ăn. Nên ăn nhiều những món ăn mà mình có cảm giác ngon và thích thú. Nếu ăn uống thấy không ngon miệng thì nên chế biến món ăn loãng, dễ nuốt.

Điều trị bằng tâm lý

Nếu suy nhược cơ thể do tâm lý thì bệnh nhân cần được bác sĩ tâm lý tư vấn cách thức điều trị phù hợp.

    • Khuyến khích tham gia các hội nhóm sở thích để chia sẻ về cuộc sống, tinh thần sẽ bớt bi quan đi, dần tìm lại được niềm vui.
    • Không tạo áp lực cho bản thân, không nên thức đêm nhiều, tốt nhất là ngủ sớm, đủ giấc (7 tiếng một đêm) và ngủ sâu

Sử dụng thuốc khi cần thiết

Với những bệnh nhân suy nhược cơ thể do bệnh lý thì cần sử dụng thuốc đặc trị khi cần thiết.

    • Người bệnh sẽ được bác sĩ cho thuốc và tư vấn 1 số hướng điều trị tích cực: điều trị theo chương trình thể dục đặc biệt và điều trị hành vi để giúp bạn giảm triệu chứng suy nhược cơ thể như đau đầu, khó tập trung.
    • Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau đầu, đau cơ, thuốc chống trầm cảm có thể giúp cải thiện mệt mỏi, tăng khả năng tiếp thu. Hoặc các loại thực phẩm chức năng để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cải thiện tình trạng suy nhược do thiếu chất.
    • Người bệnh cần nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong quá trình điều trị bệnh.
    • Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Các dấu hiệu suy nhược cơ thể đều dễ dàng nhận biết. Những đối tượng có nguy cơ cao thì càng dễ nhận thấy được những dấu hiệu bất thường về sức khỏe khi rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể.

Hãy đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc thay đổi nào của cơ thể. Điều này giúp bác sĩ xác định và điều trị sớm những vấn đề tìm ẩn trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa tình trạng suy nhược tiến triển xấu đi.

Nguồn: Sưu tầm


Liên hệ hotline 0961.940.920 hoặc 0902.67.0088 để được tư vấn hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ:

Cơ sở 1:  162 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Cơ sở 2: 118 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3: P5B5 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội (Đối diện trường tiểu học Đặng Trần Côn)

Đánh giá sản phẩm

Những thói quen dễ gây đột quỵ khi thời tiết nắng nóng

Thời tiết nắng nóng, oi bức khiến nhiều người mệt mỏi. Những thói quen như uống ít nước, tắm hoặc nằm phòng điều hòa ngay khi đi nắng về có thể khiến nguy cơ đột quỵ cao hơn.

ĐỘT QUỴ DO NHIỆT LÀ GÌ?

Đột quỵ do nhiệt là tình trạng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với nắng nóng. Dạng chấn thương này có thể xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể tăng lên 40°C hoặc hơn và rất phổ biến trong những ngày hè nắng nóng đỉnh điểm.

Đột quỵ khi nắng nóng cần phải điều trị khẩn cấp, nếu không có thể gây tổn thương não, tim, thận nghiêm trọng. Nếu trì hoãn điều trị, người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm hoặc thậm chí tử vong.

TRIỆU CHỨNG CỦA ĐỘT QUỴ DO NHIỆT

Theo Mayo Clinic, các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ vì say nắng như:

    • Thân nhiệt cao từ 40°C trở lên, bất ngờ xây xẩm mặt mày
    • Lú lẫn, kích động, nói lắp, khó chịu, mê sảng, co giật
    • Mê man sau khi đi từ ngoài trời nắng về
    • Đổ mồ hôi, nôn, da ửng đỏ, thở gấp, đau tim, đau đầu…

Đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ thời gian nào trong năm nhưng đỉnh điểm nhất là mùa hè, nhiệt độ tăng cao, trời oi bức. Một nghiên cứu từ Đại học Haifa (Israel) cho thấy cứ mỗi một độ C tăng lên, nguy cơ đột quỵ tăng thêm 10% trong 6 ngày.

Nguyên nhân gây đột quỵ khi trời nắng nóng là nhiệt độ tăng cao, cơ thể bài tiết nhiệt mồ hôi, gây mất nước. Điều này dẫn tới lưu thông máu kém, tăng huyết áp, tăng nguy cơ bị đột quỵ. Nắng nóng còn khiến hệ tuần hoàn hoạt động kém, kèm theo sự giãn mạch dễ dẫn đến thiếu máu nuôi não, đặc biệt ở người có tiền sử xơ vữa động mạch, cao huyết áp.

NHỮNG THÓI QUEN XẤU DỄ GÂY ĐỘT QUỴ KHI TRỜI NẮNG NÓNG

Mayo Clinic cho hay những thói quen hàng ngày có thể không gây nguy hiểm ngay lập tức nhưng kết hợp với trời nắng nóng đỉnh điểm có thể khiến chúng ta dễ bị đột quỵ hơn.

Uống ít nước

Mất nước là nguyên nhân số một gây ra đột quỵ khi trời nắng nóng, đặc biệt với người lớn tuổi. Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên uống đủ 5-6 cốc nước mỗi ngày. Nếu hoạt động ngoài trời, chơi thể thao, làm việc dưới ánh nắng, bạn cần uống nhiều nước hơn để bù vào phần nhiệt đã mất.

Thay vì uống soda, cà phê, trà, chúng ta nên uống nước lọc, mang theo đồ uống khi ra ngoài trời.

Hoạt động thể chất quá mức

Làm việc hoặc tập luyện quá sức cũng là thói quen dễ dẫn tới đột quỵ khi trời nắng. Bởi những hoạt động này đều khiến cơ thể mất nước, dễ say nắng. Đặc biệt với người bệnh mắc các bệnh lý dẫn đến nhồi máu não hoặc vỡ mạch máu não, nguy cơ bị đột quỵ lại càng cao.

Uống rượu, bia

Rượu bia là chất lợi tiểu, khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, dẫn tới mất nước. Uống nhiều rượu bia cũng khiến tim đập nhanh, tăng huyết áp.

Ngồi phòng điều hòa ngay khi đi nắng vềNắng nóng oi bức khiến cơ thể toát mồ hôi, nhiều người muốn vào phòng điều hòa hoặc tắm ngay sau khi đi ngoài đường. Nhưng thói quen này rất có hại và bạn cần phải thay đổi ngay. Nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến lỗ chân lông, vi mạch dưới da co lại. Điều này có thể gây tim đập nhanh, cao huyết áp và kéo theo tình trạng đột quỵ.

Nằm điều hòa sau khi tắm

Tương tự thói quen ngồi phòng điều hòa sau khi đi nắng về, nằm điều hòa sau khi tắm dễ gây viêm phổi, cảm lạnh. Đặc biệt với những người có bệnh sẵn về mạch máu não sẽ khiến nguy cơ tai biến, đột tử rất cao do các mạch máu bị cản trở sự lưu thông.

CÁCH SƠ CỨU KHI BỊ ĐỘT QUỴ DO NẮNG NÓNG

Đắp mát cho bệnh nhân nắng nóng bị đột quỵ

Nếu nghi ngờ người thân hoặc ai đó đang lên cơn đột quỵ do nắng nóng, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức hoặc chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Trong khi chờ cấp cứu, nên đưa nạn nhân vào nơi có bóng râm thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo. Nếu nhận thấy thân nhiệt nạn nhân quá nóng, hãy dùng mọi cách để làm mát cho họ như:

    • Dùng quạt để làm mát, áp khăn thấm ướt lên người nạn nhân.
    • Chườm nước mát vào các vùng bẹn, nách, vì đây là những vị trí có nhiều mạch máu gần với da, khi được làm mát có thể nhanh chóng làm giảm thân nhiệt.
    • Cho nạn nhân vào bồn tắm, xả nước mát vào.

CÁCH PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ DO NẮNG NÓNG

Đột quỵ do nắng nóng có thể phòng ngừa được chỉ bằng những thay đổi nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày. Khi nhiệt độ ngoài trời cao, chúng ta nên hạn chế ra đường vào lúc nắng gắt, nhất là người lớn tuổi. Khi dùng máy lạnh, nhiệt độ trong và ngoài phòng không được chênh lệch quá 7°C.

Bạn nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát, che chắn, đội mũ, nón rộng vành, sử dụng kem chống nắng, kính râm khi ra ngoài trời. Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta cần uống đủ 1,5-2 lít nước/ngày. Hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc tập luyện quá sức. Không uống rượu, bia, chất kích thích.

Nếu muốn tắm sau khi đi nắng về, tốt nhất bạn nên đợi thân nhiệt dần ổn định lại, ngồi nghỉ 15-20 phút, sau đó lau người trước cho cơ thể thích ứng với nhiệt độ của nước rồi mới bắt đầu tắm toàn thân.

Khi có bất kỳ dấu hiệu bị say nắng hoặc sốc nhiệt, nạn nhân cần được nghỉ ngơi trong bóng râm, nơi mát mẻ, bổ sung nước và tới bệnh viện nếu cần thiết.

Đối với những người đã từng bị đột quỵ, cần phải lưu ý những điều như trên. Người nhà cần theo dõi sát vì dễ bị đột quỵ lại. Cần theo dõi sức khỏe định kỳ và dùng thuốc theo chỉ định, khi thấy bất thường trong cơ thể cần đi khám ngay.

Nguồn: Sưu tầm


Liên hệ hotline 0961.940.920 hoặc 0902.67.0088 để được tư vấn hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ:

Cơ sở 1:  162 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Cơ sở 2: 118 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3: P5B5 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội (Đối diện trường tiểu học Đặng Trần Côn)

Đánh giá sản phẩm

6 lưu ý giúp phòng ngừa các bệnh trong mùa nắng nóng

Mùa hè, thời tiết nắng nóng gay gắt không những làm ảnh hưởng đến tâm trạng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Nếu không chăm sóc sức khỏe đúng cách, sức khỏe giảm sút có thể ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống của mỗi người. Đặc biệt là với trẻ em và người già. 

Theo các chuyên gia, khi không khí vượt quá 32°C thì cơ thể bắt đầu cảm thấy nóng. Nắng nóng làm sự trao đổi chất của con người bị đẩy nhanh hơn, có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là đối với người già. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm, có khoảng 150.000 người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu như bệnh tim, hô hấp, tiêu chảy, đột quỵ do nhiệt độ tăng quá cao. Do đó, không phải ngẫu nhiên mùa hè là mùa bùng phát của nhiều loại dịch bệnh.

Các bệnh liên quan tới nắng nóng cần lưu ý

Phát ban nhiệt

Phát ban nhiệt (hay còn gọi là nhiệt gai) là hiện tượng phát ban do dị ứng thời tiết. Tình trạng này có thể gây ngứa và đau đớn. Nguyên nhân dẫn đến phát ban nhiệt là do cơ thể đổ mồ hôi quá nhiều trong thời tiết nóng ẩm.

Triệu chứng của phát ban nhiệt bao gồm: xuất hiện các mụn nhọt hoặc mụn nước nhỏ. Đặc biệt là ở cổ hoặc trên ngực, hoặc nó có xu hướng nổi nhiều ở phần háng, khuỷu tay và dưới ngực.

Tiêu chảy cấp

Có rất nhiều loại vi sinh vật có khả năng phát triển mạnh vào mùa hè, trong đó có những loại thuộc hệ tiêu hóa. Một số loại nguy hiểm nhất là vi khuẩn tả, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn lỵ và vi khuẩn E.coli, virus rota.

Đáng chú là vi khuẩn tả (V.cholerae), đây là một loại vi khuẩn có độc lực rất mạnh. Triệu chứng của bệnh tiêu chảy do vi khuẩn tả rất rầm rộ, diễn biến phức tạp, người bệnh bị mất nhiều nước và chất điện giải trong một thời gian rất ngắn.

Ngoài ra, nhiệt độ nắng nóng thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc, ruồi, muỗi, gián, kiến… dễ lây lan mầm bệnh đường tiêu hóa qua thức ăn và nước uống, dẫn đến hiện tượng đau bụng, tiêu chảy

Mất nước

Đây là hiện tượng xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ nước để có thể duy trì cơ chế hoạt động bình thường của cơ thể vào ngày nắng nóng oi bức.

Các triệu chứng thường gặp là chóng mặt, mệt mỏi, khó chịu, khát, nước tiểu màu vàng đậm, chán ăn, ngất.

Kiệt sức do nắng nóng

Đây là phản ứng khi cơ thể bị mất lượng nước lớn và muối khoáng vì đổ mồ hôi quá nhiều.

Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh và yếu, thở nhanh và cạn, yếu cơ hoặc chuột rút, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn, ngất xỉu khi ở trong tình trạng kiệt sức do nắng nóng.

Đột quỵ do sốc nhiệt

Hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng cao (trên 40,5°C). Đột quỵ do sốc nhiệt là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây nguy hại đến tính mạng trong vài tình huống khẩn cấp. Đối với nạn nhân bị đột quỵ do sốc nhiệt thì khâu sơ cứu quan trọng nhất là làm hạ nhiệt độ cơ thể càng nhanh càng tốt.

Triệu chứng của đột quỵ do sốc nhiệt có thể bao gồm: nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột, đỏ, da khô nóng (cơ thể không còn đổ mồ hôi nữa – tuy nhiên vẫn có thể đổ mồ hôi nếu họ tập thể dục liên tục), khô, sưng lưỡi, thở dốc, khát nước, nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, phối hợp kém hoặc nói lơ, có những hành vi quá khích và kỳ quặc, mất ý thức, động kinh hoặc hôn mê.

Người đàn ông 55 tuổi đột quỵ vì một thói quen nhiều người làm vào buổi

Bí quyết gìn giữ sức khỏe suốt mùa nắng nóng

Uống nhiều nước – Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Trời nắng nóng làm cơ thể mất nước nhiều hơn nên tất nhiên là bạn phải tăng cường nạp thêm nước để bù vào lượng nước đã mất. Khi trời quá nóng, bạn có thể uống nhiều hơn nhưng lưu ý không nên uống thêm quá nhiều vì có thể phản tác dụng, khiến bạn gặp các vấn đề khác.

Nước lọc vẫn là lựa chọn tốt nhất. Trong trường hợp ngán không muốn uống nhiều nước, bạn có thể thay thế bằng nước giải khát không có carbonat, ví dụ như nước trái cây.

Tránh thức ăn nóng và khó tiêu. Ăn thức ăn mát, đặc biệt là salad và trái cây có lượng nước nhiều.

Bạn có thể uống thêm viên bổ sung muối để cân bằng các khoáng chất bị mất qua mồ hôi. Tuy nhiên, điều này cũng không bắt buộc vì hầu hết thức ăn chúng ta tiêu thụ hàng ngày đã có đủ lượng muối cần thiết.

Tránh xa ánh nắng

Nếu bạn bắt buộc phải ra nắng thì cần đảm bảo chỉ ra nắng trong thời gian ngắn và phải thoa kem chống nắng, đội nón, áo khoác…

Ngay khi cơ thể có cảm giác mệt và say nắng, cần nhanh chóng tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. Đặc biệt là tránh nắng vào khoảng 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều vì đây là thời gian ánh nắng nguy hiểm nhất.

Lưu ý về việc tập luyện

Không nên tập thể dục quá nhiều vào các thời điểm nắng gắt trong ngày. Thay vào đó, bạn có thể chạy bộ, đi bộ vào lúc mặt trời gần mọc hay lặn. Tập luyện từ từ để thích ứng với không gian dưới ánh nắng.

Nếu bạn thấy khó thở được hoặc tim đập mạnh, cần dừng tập và cố gắng làm mát cơ thể, ví dụ như xả nước mát. Nghỉ ngơi nếu bạn thấy lả người hay hoa mắt chóng mặt.

Mặc trang phục mát

Thời tiết nắng nóng nên mặc đồ nhẹ, rộng, ví dụ như đồ cotton để dễ toát mồ hôi. Tuy nhiên cần lưu ý chọn loại vải phù hợp vì một vài loại chất liệu mỏng không đủ khả năng bảo vệ da khỏi tia tử ngoại. Cần tránh quần áo màu tối, dày vì chất liệu dạng này có thể hấp thụ nhiệt.

Đội nón rộng vành, ưu tiên loại có các lỗ thông hơi. Đeo kiếng mát để bảo vệ mắt.

Giữ nhà cửa thông thoáng – Tránh “bẫy nhiệt”

Cần mở hết cửa sổ nếu nhiệt độ bên ngoài gần bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ trong nhà. Cửa sổ mở sẽ giúp điều hòa không khí tự nhiên, đưa nhiệt ra ngoài và gia tăng luồng luân chuyển không khí trong nhà.

Bạn cũng có thể để cửa sổ mở nguyên đêm nhưng tất nhiên là phải cẩn trọng an ninh. Bật quạt hoặc máy điều hòa không khí nếu có và lưu ý tắt hết đèn, các thiết bị điện không cần thiết vì các thiết bị này tỏa nhiệt nóng.

Tránh những nơi có ít bóng mát và thông gió kém, chẳng hạn như garage để xe ô tô. Nếu được, bạn cố gắng ở trong môi trường có điều hòa nhiệt độ.

Nếu bắt buộc phải di chuyển trong môi trường nắng nóng và ngột ngạt, bạn nhớ mang theo nước uống. Còn trường hợp phải di chuyển xa, cần nghỉ ngơi nhiều lần để hít thở khí trời, góp phần tỏa nhiệt cho cơ thể.

Chăm sóc đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương

Trẻ em dưới 4 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, người thừa cân hoặc các bệnh nhân là đối tượng thích nghi chậm khi nhiệt độ thay đổi. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do hệ thống tỏa mồ hôi của cơ thể các bé chưa phát triển.

Các trò chơi vận động cũng như thời tiết nắng nóng khiến trẻ dễ đổ mồ hôi, nên phải tắm rửa thường xuyên để giữ vệ sinh thân thể. Nên tắm nước mát vừa phải, không tắm ngay khi vừa đi nắng về và khi đang đổ mồ hôi, dễ khiến trẻ bị ốm

Mùa hè nắng nóng cũng là điều kiện dễ phát sinh dịch bệnh, dễ gây mất nước, nhiễm trùng và sốt cho trẻ. Do vậy, lưu ý trẻ luôn uống nước thường xuyên, bổ sung nước trái cây tươi tăng cường vitamin. Nhớ cắt móng tay của trẻ thật ngắn và cho trẻ rửa tay trước khi ăn uống để tránh nguy cơ bị tiêu chảy, hạn chế cho trẻ ăn đồ lạnh, nước đá.


Liên hệ hotline 0961.940.920 hoặc 0902.67.0088 để được tư vấn hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ:

Cơ sở 1:  162 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Cơ sở 2: 118 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3: P5B5 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội (Đối diện trường tiểu học Đặng Trần Côn)

Đánh giá sản phẩm

Cách phân biệt triệu chứng Covid-19, Cúm A và Sốt xuất huyết

Hiện nay, tình hình COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp cùng với cúm A và sốt xuất huyết đang gia tăng. Triệu chứng nhiễm COVID-19, cúm A và sốt xuất huyết khá giống nhau nên người dân cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn giữa các bệnh.

1 – Triệu chứng thường gặp

Theo TS.BS Ngô Chí Cương – Chuyên khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: việc phân biệt triệu chứng nhiễm COVID-19cúm A và sốt xuất huyết là cần thiết để định hướng và theo dõi kịp thời các biến chứng bệnh gây ra. Ngược lại, nếu phát hiện muộn, khi bệnh đã tiến triển nặng, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Các triệu chứng phổ biến mà Covid-19, Cúm A và Sốt xuất huyết bao gồm:

2 – Vì sao khó phân biệt Covid-19 và các bệnh đường hô hấp?

Vì một số triệu chứng của Covid và các bệnh đường hô hấp nói chung là tương tự nhau, nên khó có thể phân biệt được nếu chỉ dựa trên các triệu chứng. Đặc biệt là Cúm và Covid. Thậm chí một người có thể bị nhiễm cả bệnh cúm và COVID-19 cùng một lúc, do đó có các triệu chứng của cả hai. Chỉ có xét nghiệm sinh học mới có giá trị chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh.

3 – Sự nguy hiểm của Covid-19, Cúm A và Sốt xuất huyết

Cúm A

Cúm A là một căn bệnh về đường hô hấp cấp thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa.

Nhiều người chủ quan với các biểu hiện ban đầu khiến cho bệnh trở nặng và dễ biến chứng nguy hiểm. Trẻ nhỏ dễ lây cúm và rất dễ biến chứng, nhất là những trẻ có bệnh nền như: hen, bệnh mạn tính về máu, gan, thận, rối loạn chuyển hóa, thừa cân hoặc sức đề kháng kém. Biến chứng thường thấy nhất là: suy hô hấp, viêm tai, viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng não, bội nhiễm,… Gây nên những hệ lụy về sau và khó điều trị, thậm chí gây tử vong.

Với người già và người trưởng thành, nếu cúm A không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách cũng dễ biến chứng xấu. Điển hình nhất là gây suy hô hấp, viêm phổi nặng, bội nhiễm,….

Covid -19

Covid -19 có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng hơn ở một số người: Nhiễm trùng huyết, tổn thương tim, suy hô hấp, suy thận, sốc, viêm não hoặc các mô cơ,… Thậm chí dẫn đến nhập viện và tử vong ngay cả ở những người khỏe mạnh. Một số người nhiễm Covid -19 sau khi xuất viện vẫn có thể có một số vấn đề sức khỏe hậu Covid hoặc hội chứng viêm đa hệ thống.

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng… Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời dễ dẫn đến dễ dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng, có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.


Liên hệ hotline 0961.940.920 hoặc 0902.67.0088 để được tư vấn hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ:

Cơ sở 1:  162 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Cơ sở 2: 118 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3: P5B5 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội (Đối diện trường tiểu học Đặng Trần Côn)

Đánh giá sản phẩm

Giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ quan trọng như thế nào?

Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non và tiểu học là điều vô cùng cần thiết và quan trọng để giúp trẻ tự bảo vệ chính bản thân mình khi mà hiện nay vấn nạn ấu dâm và xâm hại tình dục ở trẻ em đang ngày càng được quan tâm.

1. Giáo dục giới tính cho trẻ từ sớm

Giáo dục giới tính ở trẻ em luôn là khía cạnh nhận được nhiều sự quan tâm từ phía xã hội. Bên cạnh trách nhiệm của nhà trường, gia đình cũng là nền tảng vững chắc để giảng giải cho con hiểu những vấn đề nhạy cảm về giới tính và tình dục ngay từ khi còn nhỏ.

Tuy nhiên, cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ cần thể hiện sự tế nhị và cởi mở đúng mực, tránh làm cho con cảm thấy hoang mang và nhìn nhận sai lầm về giới tính. Khi nói chuyện với con bạn về tình dục, điều quan trọng là phải giải thích mọi thứ theo cách mà con bạn có thể hiểu, với độ tuổi và mức độ phát triển của chúng.

2. Giáo dục giới tính cho trẻ ở độ tuổi 13 đến 24 tháng

Trẻ ở độ tuổi này cần biết nhận biết tên các bộ phận cơ thể. Sử dụng tên chính xác cho các bộ phận cơ thể sẽ cho bé giao tiếp tốt hơn về bất kỳ vấn đề sức khỏe, chấn thương hoặc lạm dụng tình dục. Nó cũng giúp trẻ hiểu rằng những phần này cũng bình thường như bất kỳ bộ phận nào khác. Điều này thúc đẩy sự tự tin và hình ảnh cơ thể tích cực.

3. Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 2 – 4 tuổi

Tùy thuộc vào mức độ hiểu biết và sự quan tâm của bé, bạn có thể kể cho trẻ về câu chuyện sinh nở của chúng và cho chúng biết rằng đây là cách duy nhất mà các gia đình tạo ra. Đừng nghĩ rằng bạn phải giải thích mọi thứ cùng một lúc. Những đứa trẻ nhỏ hơn quan tâm đến việc mang thai và em bé hơn là hành động tình dục.

Trẻ em nên hiểu cơ thể của chúng là riêng tư và không ai có thể chạm vào khi không có sự cho phép của chúng, ngoại trừ cha mẹ hoặc những người chăm sóc sức khỏe. Nếu bé biết cái gì phù hợp và cái gì không, trẻ sẽ có nhiều khả năng nói với bạn nếu họ bị lạm dụng tình dục.

Ở tuổi này, trẻ cũng nên học cách hỏi trước khi chạm vào người khác (ví dụ: ôm, cù) và nên bắt đầu tìm hiểu về ranh giới (ví dụ: hiểu rằng khi ai đó bước một bước, con bạn nên tôn trọng tín hiệu của người đó về không gian ). Dạy trẻ về sự riêng tư xung quanh các vấn đề cơ thể.

4. Giáo dục giới tính cho trẻ độ tuổi đi học 5 – 8 tuổi

Hầu hết trẻ em đã bắt đầu khám phá cơ thể của chúng ở độ tuổi này. Trẻ nên hiểu rằng trong khi nó là bình thường, đó là điều nên được thực hiện riêng tư.

Trẻ em nên được dạy những điều cơ bản về tuổi dậy thì vào cuối độ tuổi này vì một số trẻ sẽ trải qua giai đoạn phát triển tuổi dậy thì trước 10 tuổi. Trẻ em cũng nên biết về tầm quan trọng của vệ sinh và tự chăm sóc ở tuổi dậy thì. Có những cuộc thảo luận này sớm sẽ chuẩn bị cho họ những thay đổi sẽ xảy ra trong giai đoạn dậy thì và sẽ trấn an họ rằng những thay đổi này là bình thường và lành mạnh.

5. Giáo dục giới tính cho trẻ độ tuổi 9 -12 tuổi

Trẻ nên có thông tin cơ bản về mang thai và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs).

Thanh thiếu niên cũng nên hiểu làm thế nào các phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến cách mọi người nhìn cơ thể của họ. Và họ có thể suy nghĩ nghiêm túc về cách tình dục được miêu tả trên phương tiện truyền thông. Điều này có nghĩa là có thể đánh giá liệu các mô tả về tình dục và tình dục là đúng hay sai, thực tế hay không, liệu chúng là tích cực hay tiêu cực.

6. Giáo dục giới tính độ tuổi thanh thiếu niên: 13 – 18 tuổi

Thanh thiếu niên nên nhận được thông tin chi tiết hơn về kinh nguyệt và khí thải về đêm. Họ cũng nên biết nhiều hơn về việc mang thai cũng như về các lựa chọn tránh thai khác nhau và cách sử dụng chúng để thực hành tình dục an toàn hơn.

Thanh thiếu niên nên tiếp tục tìm hiểu sự khác biệt giữa mối quan hệ lành mạnh và mối quan hệ không lành mạnh. Điều này bao gồm học về áp lực và bạo lực hẹn hò và hiểu ý nghĩa của sự đồng ý trong các mối quan hệ tình dục. Thanh thiếu niên nên được trang bị các kỹ năng và phương pháp đàm phán và từ chối để kết thúc một mối quan hệ.

Thanh thiếu niên nói chung là những người rất riêng tư. Tuy nhiên, nếu cha mẹ nói chuyện với con sớm về tình dục, sẽ làm tăng cơ hội thanh thiếu niên tiếp cận cha mẹ khi những điều khó khăn hoặc nguy hiểm xuất hiện sau đó hoặc khi họ có thắc mắc hoặc lo lắng về việc thay đổi cơ thể và danh tính.

7. Phương pháp giáo dục giới tính cho trẻ

Những lời khuyên sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh nói chuyện với bé về chủ đề giới tính một cách dễ dàng hơn:

    • Dùng ngôn từ đơn giản và đáng tin cậy

Nếu phải trình bày về vấn đề chuyên môn, phụ huynh nên giải thích ở mức độ mà con có thể hiểu được. Một đứa trẻ mầm non sẽ chẳng thể hiểu được cơ chế rụng trứng. Tuy nhiên trẻ có thể tỏ ra thích thú khi biết được phụ nữ cũng có trứng để sinh con.

    • Có thể nói mình không biết

Nếu không biết phải trả lời bé như thế nào, đừng tùy tiện “vẽ” ra thông tin. Hãy thẳng thắn nói với con rằng hiện tại bạn cũng chưa hiểu rõ về vấn đề này và hẹn con một dịp nào đó sẽ giải đáp. Ngay sau đó, phụ huynh nên tìm hiểu thông tin rõ ràng và giải đáp lại cho bé một cách chính xác.

    • Cả bố và mẹ đều phải tham gia

Khi cả bố và mẹ đều tham gia vào việc giáo dục giới tính cho trẻ thì trẻ sẽ thấy rằng tất cả mọi người đều có thể tham gia thảo luận bình đẳng về vấn đề này. Điều này sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn cho con khi nói chuyện về những vấn đề nhạy cảm liên quan đến giới tính cũng như biết cách giao tiếp tế nhị hơn trong các mối quan hệ thân mật khi con trưởng thành. 

    • Bố mẹ nên là người khơi dậy sự tò mò

Một số trẻ gần như không bao giờ chủ động đặt câu hỏi. Trong trường hợp này, bố mẹ cần phải chủ động khơi dậy sự tò mò về giới tính cho con trong những tình huống diễn ra hàng ngày. Chẳng hạn như, khi đang xem chương trình truyền hình nói về phụ nữ mang thai, phụ huynh có thể nói: “Đố con biết mang thai là gì?”.

8. Những điều phụ huynh cần lưu ý

    • Tận dụng tình huống thích hợp để đề cập đến chủ đề giới tính, tình dục hoặc các vấn đề liên quan;
    • Cha mẹ có thể lấy ví dụ từ anh chị em, họ hàng trong gia đình để con hiểu hơn về giới tính;
    • Kiểm soát những nội dung con xem trên mạng Internet;
    • Dạy cho bé những quy tắc khi sử dụng Internet và đảm bảo biết được khi nào trẻ lên mạng;
    • Kiểm tra những bộ phim và trò chơi điện tử có độ tuổi cho phép có phù hợp với độ tuổi của bé hay không và giúp bé nhận thức được những gì bé nên tiếp xúc khi coi phim hay chơi điện tử.

Giáo dục giới tính cho trẻ không phải là một điều dễ dàng và cần thực hiện xuyên suốt quá trình phát triển của trẻ. Bố mẹ đóng vai trò là mắt xích quan trọng, giúp con tiếp cận với vấn đề giới tính ngay từ khi còn nhỏ, để con không phải bỡ ngỡ và chủ động bảo vệ bản thân mình trong những năm tháng sau này.

Khi có những biểu hiện rối loạn giới tính ở trẻ bao gồm cả cách ứng xử, hành động, suy nghĩ được thể hiện ở trẻ, cha mẹ cần dành thời gian để chăm sóc, lắng nghe con và giáo dục con thay đổi nhận thức một cách dần dần. Bên cạnh đó trẻ nên được điều trị tâm lý theo 1 phác đồ khoa học giúp định hình tư duy, suy nghĩ của bé.

Nguồn: Tham khảo


Liên hệ hotline 0961.940.920 hoặc 0902.67.0088 để được tư vấn hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ:

Cơ sở 1:  162 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Cơ sở 2: 118 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3: P5B5 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội (Đối diện trường tiểu học Đặng Trần Côn)

Đánh giá sản phẩm

Đăng Ký Nhận Thông Tin

Đồng hành cùng 60.000+ khách hàng và nhận ngay các chương trình ưu đãi mới nhất.

162 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

120 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

B5 Nguyễn Quý Đức - Thanh Xuân - Hà Nội

(7h00 - 22h00)

nha-thuoc-quoc-anh

Không chỉ hoàn thành sứ mệnh mang đến cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ y tế chất lượng cao, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn GPP, Quốc Anh sẽ luôn nỗ lực để chăm sóc sức khỏe bạn và gia đình mỗi ngày!

Thông tin

  • Hướng dẫn đặt hàng
  • Phương thức vận chuyển
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách hoàn trả
  • Câu hỏi thường gặp

Khác

  • Tuyển dụng
  • Đăng ký đại lý
  • Cộng tác viên
  • Tư vấn sức khỏe

Kết nối

NHÀ THUỐC QUỐC ANH – CHUYÊN BÁN LẺ THUỐC THÀNH PHẨM
Cơ quan cấp: Sở Y Yế Hà nội – ĐĐKKD số 03-1747/HNO-ĐKKDD/CL1
Dược sỹ đại học: Mai Lệ Hoa – CCHN: 04063/HNO – Email: phuc.ht.gpi@gmail.com
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số 01F8007134 do Phòng Tài Chính – Kế Hoạch UBND Quận Thanh Xuân cấp ngày 27/01/2015

Copyright © 2022 Nhà Thuốc Quốc Anh. All Rights Reserved.

X
Add to cart